32.000 nhà đầu tư tại Việt
Hôm thứ Hai, ngày 9/4, các phương tiện truyền thông Việt Nam báo cáo rằng khoảng 660 triệu USD của các nhà đầu tư đã bị đánh cắp bởi hai công ty huy động vốn đầu tư tiền ảo riêng biệt do một công ty mẹ điều hành ở thành phố Hồ Chí Minh.
iFan và Pincoin, hai công ty ICO đang được nhắc đến ở đây được biết đều do công ty Modern Tech vận hành (thông tin ban đầu từ Báo Tuổi trẻ). Khoảng 32.000 nhà đầu tư đã bị lừa và biểu tình bên ngoài văn phòng của công ty Modern Tech ở Hồ Chí Minh vào ngày 8 tháng Tư, mặc dù chủ sở hữu đã thanh lý công ty và giải thể văn phòng cách đây hơn một tháng. Cả hai công ty ICO đang được mô tả là những mô hình ponzi đa cấp.
Các nạn nhân nói rằng công ty đã lừa đảo của họ gần 15.000 tỷ đồng (khoảng 658 triệu USD). Biến đây thành vụ lừa đảo về tiền ảo lớn nhất trong lịch sử với mức thiệt hại 20.000 USD mỗi người.
iFan được chào bán như một nền tảng mạng xã hội cho những người nổi tiếng từ mọi tầng lớp để quảng bá nội dung đến với người hâm mộ trên khắp thế giới.
Pincoin, đã trả lợi tức tối đa đến 40% cho người sử dụng. Dự án hứa hẹn xây dựng một nền tảng trực tuyến cung cấp một mạng lưới quảng cáo, đấu giá…
Cả hai trang web của dự án vẫn còn hoạt động. Điện thoại di động của giám đốc công ty, Hồ Xuân Vân, đã ngưng hoạt động vào ngày 11 tháng 4.
Chính phủ kêu gọi hành động
Sau vụ lừa đảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã kêu gọi phải hành động nhanh chóng. Phản ứng của ông đưa ra sau chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Công an Hồ Chí Minh hiện đang được giao nhiệm vụ điều tra các hoạt động gian lận của Techcom.
Theo Tuổi Trẻ News, Modern Tech đã hứa sẽ trả lợi tức đến 48% hàng tháng cho người sử dụng iFan token, nhưng họ phải thực hiện một khoản đầu tư ban đầu là 1000 USD. Bên cạnh đó, người dùng được hưởng 8% hoa hồng khi giới thiệu các nhà đầu tư mới.
Mọi thứ bắt đầu xấu đi khi Modern Tech ngừng trả lãi cho khách hàng bằng tiền mặt mà lại trả vào iFan token. Giá trị của các tokens giảm xuống còn 1 xu, nhưng Modern Tech đặt giá trị của token ở mức 5 USD trên hệ thống của chính nó. Tuy nhiên, người dùng không thể rút lại khoản đầu tư tiền mặt ban đầu của họ.
Việt
Việc sử dụng tiền ảo đã bị cấm ở Việt Nam kể từ tháng 10 năm 2017 sau khi có chỉ thị từ ngân hàng trung ương nước này.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản những chương trình marketing đa cấp của Modern Tech nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với ICO. Xét về khối lượng, giao dịch tiền ảo ở Việt
Kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu các khu vực có kiến thức ít ỏi về tài chính. Theo ông Chris Dunn, nhà đầu tư Mỹ và người sáng lập công ty Skub Incubator thì các nước có số lượng dân cư không có hiểu biết về tài chính (khoảng 25% dân số Việt Nam có hiểu biết về tài chính – Theo nghiên cứu của World Bank năm 2015) là mục tiêu hàng đầu cho những kẻ gian lận tài chính.
Ông tin rằng hình thức bảo vệ tốt nhất là giáo dục. Mọi người cần được dạy làm thế nào để “đánh giá cơ hội đầu tư, nhanh chóng nhận ra các trò gian lận, và biết làm thế nào để quản lý rủi ro”. Một điều đáng buồn như Dunn đã chỉ ra, tỷ lệ các trò gian lận của ICO đã buộc các nước như Việt
- Mỹ, Anh và Pháp đã hợp tác để thực hiện cuộc tấn công tên lửa ở Syria
- Chính phủ UAE triển khai Chiến lược Blockchain 2021
- Công ty con của công ty chứng khoán Đức phát hành ứng dụng giao dịch tiền ảo
Nguồn: Cointelegraph
COMMENTS