Ả Rập Xê Út và Argentina sẽ bước chân vào các thị trường mới nổi, sở hữu nhóm tài sản tăng lên đến 600 tỷ USD

Vì sao khác châu lục, tình hình kinh tế, chính trị khác nhau Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Indonesia lại đang trải qua khủng hoảng kinh tế giống nhau?
Argentina chỉ là “phần nổi của tảng băng”, mối đe dọa với các thị trường mới nổi đang ngày càng hiện hữu
Đồng tiền tụt giá thảm hại, Argentina triển khai ATM Bitcoin

Ả Rập Xê Út và Argentina sẽ gia nhập chỉ số MSCI cho các nước đang phát triển vào năm 2019, đồng nghĩa với việc hai thị trường sẽ thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư mới.

600 tỷ USD là số tài sản sẽ được tăng lên sau thông báo của MSCI Inc. vào hôm thứ Tư, cho biết rằng Ả Rập Xê Út và Argentina sẽ là thành viên mới của chỉ số vốn chủ sở hữu của các quốc gia đang phát triển. Không có quyết định nào là chắc chắn và đồng thời, giá cổ phiếu có thể sẽ phục hồi sau tình trạng bán tháo 2,7 nghìn tỷ USD tại các nền kinh tế mới nổi kể từ cuối tháng 1, trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng và tỷ giá đồng USD tăng cao.

Ả Rập Xê Út – thị trường chứng khoán lớn nhất khu vực Trung Đông, và Argentina, thị trường có diễn biến tệ nhất trong năm nay, phải tìm đến sự giúp đỡ của IMF đã được chấp nhận vào rổ MSCI, cũng tương tự như Trung Quốc Ấn Độ và Brazil trước đây. Sự thay đổi nay có thể thu hút hàng tỷ USD dòng vốn nước ngoài từ các quỹ đầu tư chỉ số.

Được đưa vào rổ MSCI giúp thị trường ở Riyadh trở thành một “thỏi nam châm” cho các nhà đầu tư nước ngoài, và đứng thứ hai trong danh sách các thị trường có diễn biến tốt nhất trong năm nay. Ngược lại là tình trạng suy yếu của thị trường Argentina với giá trị đồng Peso sụt giảm mạnh là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới hiện đang khiến cho thị trường Buenos Aires bị thu hẹp.

Sebastien Leiblich, Giám đốc điều hành kiêm người đứng đầu giải pháp chứng khoán tại MSCI, cho biết: “Bằng cách đưa Saudi Arabia và Argentina vào các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư từ tổ chức quốc tế đã xác nhận rằng, họ có thể tiếp cận và thúc đẩy các hoạt động tại các thị trường này”. Trong một cuộc phỏng vấn vào hôm thứ Năm, một đợt IPO của Saudi Aramco có thể giúp cho tỷ trọng của Ả Rập Xê Út trong chỉ số MSCI EM Index lên 4,4% từ mức 2,6%.

Các nhà cung cấp chỉ số đã báo trước rằng, họ sẽ xem xét lại về quyết định đối với Argentina, các nhà chức trách có nên nói về “bất kỳ” hạn chế và khả năng tiếp cận thị trường hay không. Nhà biên soạn chỉ số cũng cho biết, do thanh khoản thấp hơn các thị trường quốc gia của khu vực nên chỉ những công ty niêm yết nước ngoài như một công ty ADR (Biên lưu ký tại Hoa Kỳ) mới đủ điều kiện để tham gia vào chỉ số này.

“Tin vui” với Ả Rập Xê Út

Đối với Ả Rập Xê Út, cơ hội này sẽ góp phần cải thiện tính thanh khoản, sau khi các nhà quản lý thực hiện một loạt các thay đổi nhằm thích ứng với thị trường chứng khoán theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong một cuộc phỏng vấn, Khalid Al Hussan, Giám đốc điều hành của Saudi Aramco, cho biết, Ả Rập có thể sẽ nhận được dòng vốn khoảng 40 tỷ USD trong năm tới. Thời gian của đợt IPO tới sẽ được thông báo vào nửa cuối năm nay.

Hiện đại hóa thị trường chứng khoán Saudi là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Thái tử Mohammed Bin Salman nhằm thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia, tránh phụ thuộc vào dầu mỏ và đa dạng hóa nguồn thu của chính phủ.

Trong đó bao gồm việc bán cổ phần của Saudi Aramco, dự kiến thương vụ IPO sẽ được diễn ra trước khi kết thúc năm 2018 tại Riyadh và có tiềm năng đạt quy mô lớn nhất thế giới, theo Mohammed ElKuwaiz, Chủ tịch của Cơ quan thị trường vốn Ả Rập Xê Út (CMA).

Cách đây 3 năm, Ả Rập Xê Út đã mở cửa thị trường chứng khoán 524 tỷ USD của mình, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Kể từ đó, quốc gia này đã giảm bớt các yêu cầu đối với các nhà đầu tư bằng các biện pháp như giảm lượng tài sản tối thiểu đang nắm giữ để có thể trở thành một QFI và điều chỉnh thời gian thanh toán thương mại theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Cơ hội vực dậy nền kinh tế cho Argentina

Tại Argentina, những hy vọng dành cho sự thay đổi tích cực lại “chững” lại khi giá trị đồng peso sụt giảm, khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất lên 40% và chính phủ phải tìm đến sự giúp đỡ của IMF với mức vay tín dụng kỷ lục, 50 tỷ USD. Bộ trưởng Tài chính Nicolas Dujovne mong rằng quốc gia này sẽ trở lại vị trí như 9 năm trước đây, nói rằng Argentina sẽ được tiếp cận với mức tín dụng thấp hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư, tăng trưởng kinh tế và mang đến nhiều cơ hội về việc làm. Theo Morgan Stanley, chỉ số điểm chuẩn của Argentina đã phục hồi với mức tăng 20% sau tình hình tồi tệ của đồng nội tệ Peso.

Đó cũng là một kết quả rất đáng hoan nghênh đối với các nhà đầu tư vẫn đặt niềm hi vọng vào Argentina trong bối cảnh tài chính rối ren đến vậy. Việc Argentina được đưa vào rổ MSCI sẽ cho phép các quỹ đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD vào thị trường chứng khoán của quốc gia này, mang đến khoảng 3,5 tỷ đô la USD, theo Ernesto Allaria, chủ tịch điều hành cổ phiếu BYMA.

Jim Barrineau, người đứng đầu nghiên cứu về nợ của thị trường mới nổi tại Schroders, New York, cho biết, việc gia nhập chỉ số này cùng với thỏa thuận với IMF, dự kiến ​​sẽ mang đến dòng vốn vào quốc gia này, góp phần làm giảm áp lực đối với ngân hàng trung ương. Làn sóng bán tháo cổ phiếu gần đây và tỷ giá hối đoái “hấp dẫn” tức là các cổ phiếu Argentina mang đến “những cơ hội thú vị” cho các nhà đầu tư nước ngoài, theo BlackRock Inc.

Ông Alberto Bernal, một chiến lược gia tại XP Securities ở Miami, phát biểu: “Quyết định này sẽ mang đến một ‘cú sốc’ về sự tín nhiệm mà sẽ được thị trường Argentina rất hoan nghênh, bởi họ cần đến nó. Kết hợp chủ nghĩa dân túy là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Đó là một ví dụ cho các nước trong khu vực về những gì ông Marci đã đạt được khi thực hiện cải cách.”

Vẫn còn nhiều thách thức cho Ả Rập Xê Út cũng như Argentina

Tuy nhiên, các nhà phân tích và nhà đầu tư khác vẫn còn hoài nghi. Win Thin, nhà nghiên cứu hàng đầu về các thị trường mới nổi tại Brown Brothers Harriman & Co., nói rằng, có thể xảy ra tình trạng cổ phiếu của Argentina được mua mạnh bởi tác động của quyết định MSCI, nhưng việc này lại không giải quyết được các vấn đề của họ. Còn thị trường Ả Rập có lẽ sẽ phải đối mặt với rào cản trong việc giữ lại dòng tiền nước ngoài, trừ khi các công ty trở nên minh bạch hơn, một số nhà giao dịch cho biết.

Mark Mobius, người được biết đến với quan điểm lạc quan về triển vọng của các thị trường mới nổi, cho biết, ông không hoàn toàn lạc quan về Ả Rập Xê Út bởi vẫn còn rất nhiều loại dịch vụ vẫn bị giới hạn và nhiều hạn chế vẫn chưa được giải quyết.

Akira Takei, một nhà quản lý quỹ của Asset Management One Co. ở Tokyo, cho biết: “Sẽ rất có nhiều cơ hội dành cho các nhà đầu tư”, với khoảng 500 tỷ USD. “Nhưng sự được đưa vào rổ MSCI không có nghĩa là chất lượng về nền kinh tế của hai quốc gia này đã được gọi là ‘tốt’. Argentina và Ả Rập Xê Út vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết.”

 

Nguồn: Trí thức trẻ

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi