Trung Quốc rất có thể sẽ không còn là nền kinh tế quan trọng nhất thế giới.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử 2017
Trong khi lực lượng lao động của Trung Quốc đã bắt đầu giảm sút (một phần vì chính sách một con của chính phủ), Ấn Độ lại đang gia tăng nguồn nhân lực với tốc độ chóng mặt.
Theo Ernst &Young, lực lượng lao động Ấn Độ sẽ tăng lên 900 triệu người vào năm 2020. Trong khi đó, lực lượng lao động Mỹ chỉ có dưới 160 triệu người dù lớn thứ 3 trên thế giới.
Do tăng trưởng kinh tế là sự kết hợp của vốn và nguồn nhân lực, một lực lượng lao động phát triển sẽ là một lợi thế lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ cũng phải đào tạo lực lượng lao động của mình hiệu quả và xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để giúp nền kinh tế phát triển.
Hiện nay chỉ 2% công nhân Ấn Độ được đào tạo kỹ năng chính thức, Ernst & Young cho biết. Con số này là quá nhỏ so với mức 68% ở Anh, 75% ở Đức và 96% ở Hàn Quốc.
Nếu thành công trong việc củng cố nguồn lực quan trọng này, Ấn Độ sẽ nhanh chóng thay thế Trung Quốc trở thành nền kinh tế khiến Mỹ cũng phải nể sợ.
- Ấn Độ và cuộc chiến 45 tỷ USD trên thị trường vàng
- Web thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ nhận đầu tư 2,5 tỷ USD
- Căng thẳng Trung – Ấn và hệ lụy tới hợp tác kinh tế
Nguồn: Ndh.vn
COMMENTS