Những năm gần đây, tình trạng cháy nổ diễn ra đặc biệt nhiều trên địa bàn cả nước. Báo cáo thống kê gần nhất tháng 07/2021 cho thấy toàn quốc xảy ra 497 vụ cháy và sự cố cháy nổ, gây thiệt hại về người và tài sản ước tính đến vài chục tỷ đồng.
Đứng trước các nguy cơ về hỏa hoạn, cháy nổ, sản phẩm bảo hiểm cháy nổ là giải pháp hữu hiệu nhất với các cá nhân, doanh nghiệp trước những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Dưới đây là 6 điều về bảo hiểm cháy nổ mà bạn cần biết trước khi tham gia mua loại bảo hiểm này. Hãy tham khảo chi tiết trong bài viết này nhé!
BẢO HIỂM CHÁY NỔ LÀ GÌ? THAM GIA BẢO HIỂM CHÁY NỔ CÓ LỢI ÍCH GÌ?
Bảo hiểm cháy nổ là gì?
Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản dùng để bồi thường cho khách hàng, cá nhân hoặc doanh nghiệp bị tổn thất hoặc thiệt hại về người và tài sản do nguyên nhân cháy, nổ gây ra.
Đối tượng được bảo hiểm không chỉ là chủ sở hữu nhà, tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm cả về chi phí tái xây dựng, sửa chữa và thay thế tài sản được nêu trong hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài ra, khách hàng tham gia bảo hiểm cháy nổ còn có thể bảo hiểm được cho cả tài sản và người lân cận của mình, đồng thời được công ty bảo hiểm hỗ trợ chi phí trong trường hợp cá nhân không thể sinh sống bên trong, hoặc không thể sử dụng tài sản do cháy nổ.
Tham gia bảo hiểm cháy nổ có lợi ích gì?
Mỗi Cá nhân/ Doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cháy nổ sẽ có được các lợi ích sau:
- Khi tham gia bảo hiểm cháy nổ, Cá nhân / Doanh nghiệp sẽ được đảm bảo an toàn cho tài sản trước những rủi ro không lường trước được.
- Các công ty bảo hiểm sẽ đồng hành và gánh chịu với các Cá nhân / Doanh nghiệp trong việc phát sinh rủi ro (toàn bộ hoặc một phần) theo nhu cầu tham gia bảo hiểm của khách hàng đồng thời chi trả những chi phí khắc phục sau khi có phát sinh tổn thất.
- Tham gia bảo hiểm cháy nổ giúp các Cá nhân/ Doanh nghiệp chấp hành đúng quy định của pháp luật, nâng cao ý thức tuyên truyền phòng cháy chữa cháy đồng thời cũng là đảm bảo an toàn cho chính mình.
TẠI SAO PHẢI MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC?
Việc tham gia bảo hiểm cháy nổ là vô cùng quan trọng và cần thiết với các Cá nhân / Doanh nghiệp bởi:
- Tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là thể hiện ý thức bảo vệ tài sản và có trách nhiệm với chính Cá nhân / Doanh nghiệp và xã hội.
- Các nguy cơ rủi ro về cháy nổ ngày càng tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, các nguy cơ này luôn tiềm ẩn tạo ra sự mất an toàn cho tài sản của chính Cá nhân / Doanh nghiệp.
- Việc tham gia bảo hiểm cháy nổ cũng là một trong những giải pháp toàn diện để bảo vệ an toàn cho tài sản và cuộc sống của Cá nhân / Doanh nghiệp.
- Diễn biến phức tạp của thời tiết do ảnh hưởng từ khí hậu, thiên tai, hỏa hoạn hay những sự cố ngoài ý muốn bao gồm cả chủ quan và khách quan luôn rình rập có thể gây rủi ro.
Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm cháy nổ cũng chính là yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt và phải mua bổ sung theo đúng quy định.
ĐỐI TƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
Tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nếu có cơ sở có nguy cơ về cháy nổ. Trong đó bao gồm:
- Trường mẫu giáo, nhà trẻ có số lượng từ 100 cháu trở lên. Các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục mà các lớp học có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
- Các cơ sở y tế khám chữa bệnh, bệnh viện tỉnh, Bộ, ngành; nhà điều dưỡng có quy mô từ 21 giường trở lên.
- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp xiếc, rạp chiếu phim có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có quy mô từ 200 chỗ ngồi trở lên; cơ sở có dịch vụ vui chơi giải trí tập trung đông người, vũ trường có khối tích từ 1.500 trở lên; các công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
- Công trình văn hóa, di tích lịch sử, nhà hội chợ cấp tỉnh trở lên hoặc thuộc quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, nhà lưu trữ từ cấp huyện trở lên.
- Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa, các chợ kiên cố, bán kiên cố có tổng diện tích các gian hàng có khối tích từ 1.000 m3 trở lên hoặc quy mô từ 300 m2 trở lên; chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
- Cơ sở bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình cấp huyện trở lên.
- Các trung tâm chỉ huy, điều hành, điều độ, điều khiển thuộc mọi lĩnh vực có quy mô từ cấp tỉnh trở lên.
- Gara ô tô có sức chứa từ 05 chỗ trở lên; bãi đỗ xe có sức chứa 200 xe tô tô trở lên; nhà ga hành khách đường sắt cấp I, cấp II và cấp III; ga hàng hóa đường sắt cấp I và cấp II; cảng hàng không, cảng thủy nội địa, cảng biển, bến xe thuộc cấp tỉnh trở lên.
- Nhà đa năng, nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn; nhà chung cư có khối tích từ 5.000m3 trở lên hoặc được xây dựng từ 5 tầng trở lên.
- Trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước và những cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội; các viện, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức khác có khối tích từ 5.000m3 hoặc được xây dựng từ 05 tầng trở lên.
- Kho chứa dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. Cơ sở kinh doanh xăng dầu có cột bơm; cơ sở kinh doanh khí đốt có chứa từ 70kg tổng lượng khí tồn trở lên.
- Trạm biến áp, nhà máy điện; từ 110 KV trở lên. Nhà máy sửa chữa và bảo dưỡng máy bay; nhà đóng tàu, sửa chữa tàu.
- Bãi vật tư, hàng hóa cháy được có diện tích từ 500m2 trở lên; kho vật tư, hàng hóa cháy được hoặc kho vật tư hàng hóa không cháy đựng trong các bao bì cháy được khối tích từ 1.000m3 trở lên.
- Các công trình sản xuất công nghiệp có mức độ nguy hiểm cháy nổ hạng A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
- Công trình,cơ sở có tổng diện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diện tích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ công trình, cơ sở mà các hạng mục hay bộ phận đó trong quy trình hoạt động thường xuyên có số lượng chất nguy hiểm cháy, nổ; công trình, cơ sở có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ khu vực đó.
ĐIỀU KIỆN MUA BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
Khi có nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ, bạn cần phải thỏa mãn một số điều kiện bắt buộc sau đây:
- Bạn cần phải cung cấp biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy hoặc thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận biên bản phòng cháy chữa cháy nếu chưa có.
- Biên bản phòng cháy chữa cháy là một loại giấy tờ để chứng minh và xác nhận về việc thực hiện phòng cháy chữa cháy đã đủ điều kiện hay chưa. Cần ghi rõ ràng và cụ thể về đơn vị kiểm tra, thời gian kiểm tra trong biên bản.
- Bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau để được cấp biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy: giấy phép xây dựng (bản sao), bản thuyết minh và bản vẽ thiết kế cơ sở thể hiện được các nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy chữa cháy; văn bản đề nghị xem xét và cho ý kiến về việc phòng cháy chữa cháy của cơ sở; đơn đề nghị thẩm duyệt phương án phòng cháy chữa cháy. Sau đó bạn sẽ làm việc với cảnh sát phòng cháy chữa cháy của quận, huyện đến để kiểm tra cơ sở của mình. Nếu đủ điều kiện thì họ sẽ cấp biên bản phòng cháy chữa cháy cho cơ sở của bạn.
- Trường hợp nếu bạn mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư thì bạn cần phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy (bản sao) từ ban quản lý tòa nhà.
- Thời hạn biên bản kiểm tra phòng cháy chữa cháy không được quá 1 năm kể từ khi mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Trong trường hợp cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo về tính chất sử dụng thì cơ sở đã được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy.
- Cơ sở không được vi phạm hoặc bị đình chỉ hoạt động do vi phạm nghiêm trọng các quy định của phòng cháy chữa cháy.
MỨC PHÍ BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Căn cứ vào mức phí bảo hiểm tài sản trong thời hạn 1 năm để tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Hết 1 năm, cơ sở đó cần phải mua gói bảo hiểm cháy nổ mới. Trường hợp những sản phẩm bảo hiểm cháy nổ trên 1 năm thì mức phí sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời hạn của bảo hiểm.
Theo thông tư 220/2010/TT-BTC thì cách tính mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định : Phí bảo hiểm cháy nổ = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Trong đó:
- Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ đã được quy định rõ ràng, cụ thể trong biểu phí bảo hiểm bắt buộc.
- Số tiền bảo hiểm chưa bao gồm thuế VAT 10% và số tiền sẽ được xác định theo giá trị trung bình. Chính vì vậy phí bảo hiểm cũng được tính trên cơ sở trung bình.
- Cuối thời hạn bảo hiểm, các công ty bảo hiểm sẽ tính giá trị tài sản tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc dựa trên giá trị này.
- Nếu phí bảo hiểm thấp hơn số phí mà bên mua đã nộp thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền chênh lệch cho bên mua bảo hiểm cháy nổ. Tuy nhiên số phí bảo hiểm phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm mà người mua đã nộp.
- Nếu mức phí bảo hiểm tính lại mà nhiều hơn mức phí bảo hiểm đã nộp thì người mua bảo hiểm sẽ có trách nhiệm trả số phí bảo hiểm còn thiếu cho công ty bảo hiểm.
- Nếu xảy ra tổn thất cháy nổ trong thời gian bảo hiểm thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường số tiền bảo hiểm, và số tiền này không vượt quá số tiền giá trị tối đa bình quân được tính đến thời điểm xảy ra tổn thất.
Biểu phí áp dụng
Bên mua bảo hiểm cháy nổ và công ty bảo hiểm sẽ thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy cơ về cháy nổ. Tỷ lệ này không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm quy định theo bảng sau:
STT | Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ | Mức khấu trừ (loại) | Tỷ lệ phí bảo hiểm /năm (%) |
1 | Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo | A | 0,05 |
2 | Bệnh viện, nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác | A | 0,05 |
3 | Trung tâm hội nghị, nhà rạp hát, hội trường nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc; nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động, vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người; công trình công cộng khác | ||
3.1 | Vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người | B | 0,4 |
3.2 | Rạp chiếu phim; nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động | A | 0,15 |
3.3 | Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp xiếc; công trình công cộng khác | A | 0,1 |
4 | Bảo tàng, thư viện, triển lãm, cơ sở nhà lưu trữ; di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hội chợ | ||
4.1 | Bảo tàng, thư viện, nhà lưu trữ; di tích lịch sử, công hình văn hóa | A | 0,075 |
4.2 | Triển lãm; nhà hội chợ | A | 0,12 |
5 | Chợ kiên cố, bán kiên cố; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa | ||
5.1 | Trung tâm thương mại | A | 0,06 |
5.2 | Siêu thị, cửa hàng bách hóa | A | 0,08 |
5.3 | Chợ kiên cố, bán kiên cố | B | 0,5 |
6 | Cơ sở phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông | A | 0,075 |
7 | Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển | A | 0,07 |
8 | Cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe; bãi đỗ; gara ô tô; nhà ga hành khách đường sắt; ga hàng hóa đường sắt | ||
8.1 | Cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe; bãi đỗ; nhà ga hành khách đường sắt | A | 0,1 |
8.2 | Gara ô tô; ga hàng hóa đường sắt | B | 0,12 |
8.3 | Cảng hàng không | A | 0,08 |
9 | Nhà chung cư, nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ | ||
9.1 | Nhà chung cư có hệ thống chữa cháy tự động (springkler), nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ | A | 0,05 |
9.2 | Nhà chung cư không có hệ thống chữa cháy tự động (springkler) | A | 0,1 |
10 | Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước; viện, trung tâm nghiên cứu, trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác | A | 0,05 |
11 | Hầm lò khai thác than, hầm lò khai thác các khoáng sản khác cháy được; công trình giao thông ngầm, công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ | B | 0,4 |
12 | Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cơ sở sản xuất, chế biến hàng hóa khác cháy được | B | 0,35 |
13 | Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, kho sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, cảng xuất nhập vật liệu nổ, dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ, khí đốt. | B | 0,3 |
14 | Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt | B | 0,3 |
15 | Nhà máy điện, trạm biến áp từ 110 KV trở lên | ||
15.1 | Nhà máy nhiệt điện | A | 0,1 |
15.2 | Nhà máy thủy điện, nhà máy phong điện và nhà máy điện khác | A | 0,07 |
15.3 | Trạm biến áp | A | 0,12 |
16 | Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay | A | 0,1 |
17 | Kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi hàng hóa, vật tư cháy được | ||
17.1 | Kho hàng hóa, vật tư cháy được | B | 0,2 |
17.2 | Hàng hóa vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được | A | 0,075 |
17.3 | Bãi hàng hóa, vật tư cháy được | B | 0,1 |
18 | Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính | ||
18.1 | a) Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C (trừ công trình sản xuất gỗ, giầy) | B | 0,2 |
b) Công trình sản xuất gỗ | 0,5 | ||
c) Công trình sản xuất giầy | 0,35 | ||
18.2 | Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy nổ D, E | A | 0,15 |
19 | Cơ sở, công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xảy ra cháy nổ ở đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có hạng mục, bộ phận mà trong quá trình hoạt động thường xuyên có chất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây: | ||
19.1 | Khí cháy | B | 0,167 |
19.2 | Chất lỏng | B | 0,2 |
19.3 | Bụi hay xơ cháy được; các chất rắn, hàng hóa, vật tư là chất rắn cháy được | B | 0,7 |
19.4 | Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau | B | 0,6 |
19.5 | Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nước hay với oxy trong không khí | B | 0,5 |
- BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM CHÁY NỔ BẮT BUỘC
Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Việc bồi thường bảo hiểm cháy nổ sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm xem xét, giải quyết dựa trên quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và căn cứ vào các nguyên tắc sau:
- Số tiền bồi thường đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó, trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm theo quy định.
- Trường hợp nếu cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các kiến nghị tại biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ thì sẽ bị giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm.
Cách tính phí bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Giá trị tài sản bị tổn thất được xác định ngay tại thời điểm mà tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ do rủi ro cháy nổ gây ra.
– Tường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm xảy ra tổn thất: Số tiền bồi thường bảo hiểm = Giá trị thiệt hại – Mức khấu trừ
Tuy nhiên, nếu tài sản đó vẫn còn giá trị sau khi bị tổn thất: Số tiền bồi thường bảo hiểm = Giá trị thiệt hại – (Giá trị thu hồi + Mức khấu trừ)
– Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm: Số tiền bồi thường bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm – Mức khấu trừ
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Dưới đây là các tài liệu, giấy tờ cần có để thực hiện hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ:
- Giấy yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên mua bảo hiểm cháy nổ.
- Các tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Bản sao biên bản của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Biên bản giám định của người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền hoặc của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bản sao văn bản kết luận về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
- Văn bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
- LỜI KẾT
Trên đây là những thông tin và hiểu biết về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Hi vọng bài viết sẽ đem lại cho các bạn cái nhìn toàn diện và bổ ích về bảo hiểm cháy nổ. Mua bảo hiểm cháy nổ không chỉ là bắt buộc mà còn là biện pháp giúp phòng ngừa rủi ro. Vì vậy bạn hãy chủ động trang bị cho mình một gói bảo hiểm cháy nổ để đề phòng những sự cố không thể lường trước được.
Bài đọc tham khảo:
Bảo Hiểm Hỗn Hợp Là Gì? 7 Lưu Ý Bạn Cần Biết Về Bảo Hiểm Hỗn Hợp
COMMENTS