Bất lợi bất ngờ đến từ báo cáo lạm phát Mỹ
Trong số các dữ liệu kinh tế chính được công bố ngày hôm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ được quan tâm nhiều nhất.
Bỏ qua dữ liệu thương mại của Trung Quốc và báo cáo bán lẻ của Mỹ, vấn đề mà thị trường quan tâm nhất hiện này là liệu áp lực lạm phát đang diễn ra có ảnh hưởng đến triển vọng lãi suất của Mỹ hay không.
Trong số 71 nhà kinh tế được Thomson Reuters thăm dò ý kiến, giá trị trung vị dự báo của các chuyên gia ghi nhận mức tăng chỉ số CPI trong tháng 12 ở mức 0.2%, giảm xuống mức 2.1% từ mức 2.2% trong năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu thị trường đi theo xu hướng của biểu đồ dưới đây, một bất ngờ lớn có thể xảy ra.
Theo RBC Capital Markets, biểu đồ này cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số giá sản xuất (PPI) (tính trên hàng tiêu dùng hoàn thành) so với chỉ số CPI của Mỹ.
Sau khi nhận được báo cáo chỉ số giá sản xuất Mỹ (PPI) hôm thứ 5, Tom Porcelli, chuyên gia kinh tế tại RBC Capital Markets cho biết chỉ số lạm phát có thể gây ra những bất lợi.
“Chỉ số PPI khả quan hơn dự báo lạm phát ngắn hạn (headline inflation) lẫn dài hạn (core inflation)và điều này cho thấy rủi ro lạm phát đang giảm dần.”
“Cụ thể, hàng tiêu dùng hoàn thành đã giảm 0,4% sau khi tăng 1,7% trong tháng trước. Chúng tôi luôn nhấn mạnh con số này vì nó có mối quan hệ chặt chẽ với diễn biến trong chỉ số CPI. “
Dựa trên mô hình, Porcelli cho biết chỉ số này tăng nhẹ 0,02%/tháng, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 0,2% của thị trường.
Không phải chỉ số CPI trong ngắn hạn mà chính mức chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) là công cụ đo lường lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ưa thích sử dụng hơn cả. Lý do là sự nhạy cảm của thị trường tài chính đối với những chỉ số lạm phát sẽ làm cho những chỉ số này cao hơn nhiều so với mức thực tế, và điều này rõ ràng có thể sẽ tạo áp lực giảm giá lên đồng đô la Mỹ và lợi tức trái phiếu.
COMMENTS