Mục Lục
Finnews24.com – Hợp đồng CFD thường được biết đến là một hình thức giao dịch đối với thị trường tài chính phái sinh. Hợp đồng chênh lệch là một trong những phương pháp đem đến khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên để giao dịch một cách hiệu quả nhất thì nhà đầu tư cần nắm rõ về thị trường CFD là gì và cách giao dịch bằng hợp đồng chênh lệch như thế nào?
Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?
Hợp đồng chênh lệch còn được gọi là CFD (viết tắt của từ tiếng Anh : Contract For Difference). Đây là loại hình giao dịch phái sinh dựa vào sự chênh lệch giá của thị trường giữa thời điểm mở lệnh và đóng lệnh.
Hình thức mua bán tại thị trường phái sinh này cũng gần giống như thị trường truyền thống tuy nhiên điểm tạo nên khác biệt của nó đó chính là bạn không nắm giữ tài sản hữu hình để thực hiện việc mua và bán.
Tuy nhiên, việc sử dụng đầu tư hợp đồng chênh lệch (CFD) không được phép thực hiện tại Mỹ. Mức chênh lệch giá giữa thời điểm mở lệnh và đóng lệnh sẽ cho bạn biết hạng mục đầu tư đang lời hay lỗ biểu thị bằng con số (âm/ dương của tiền trong tài khoản trade).
Trong các quỹ phòng hộ, quỹ tương hỗ hay quỹ ETF loại hình đầu tư CFD cũng được áp dụng rất nhiều và được các chuyên gia tài chính cao cấp phân tích rất kỹ lưỡng để mở vị thế cho một phiên đầu tư.
Tuy giao dịch CFD cho phép nhà đầu mua bán giá của tài sản trong tương lai nhưng bản thân CFD không phải là một hợp đồng tương lai bởi vì nó không có ngày hết hạn với mức giá cố định từ trước.
Trên thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC), hình thức giao dịch này không thể thực hiện trực tiếp trên các sàn chứng khoán lớn như NYSE hay NASDAQ mà chỉ được tiến hành giữa các trader thông qua công ty môi giới (IB, Broker).
Đọc thêm: Defily (DLF Token) là gì?
Ví dụ cụ thể về giao dịch CFD
Ví dụ minh họa cho dễ hiểu: Bạn vào lệnh mua XAU/USD ở mức giá 10.000 VNĐ nhưng qua ngày hôm sau giá của XAU/USD tăng lên 15.000 VNĐ, bạn thực hiện đóng lệnh (chốt lời) thì bạn sẽ có được 5.000 VNĐ tiền lời. Nếu như bạn dự đoán ngày mai XAU/USD sẽ xuống mức 7.000 VNĐ thì bạn có thể đặt lệnh bán tại thời điểm giá của XAU/USD là 10.000 vnđ để khi ngày mai giá của tài sản này xuống 7.000 vnđ bạn chốt lệnh thì sẽ lời được 3.000 VNĐ. Điều đó có nghĩa rằng tài sản mà bạn mua không thuộc sở hữu của bạn mà đó là việc bạn đang thực hiện mua giá trị của tài sản chứ không mua bằng hiện vật. (Bạn mua nhưng bạn không có nắm vàng trong tay cũng như bạn bán vàng nhưng bạn không cần phải có vàng trên người).
So sánh Hợp đồng chênh lệch (CFDs) và Hợp đồng tương lai (FUTURES CONTRACT)
Để biết rõ hơn về sự khác nhau giữa giao dịch CFDs và hợp đồng tương lai hãy cùng tìm hiểu qua bảng so sánh sau đây:
FUTURE CONTRACT | CFDs |
Ngày hết hạn (hàng tháng, hàng quý) | Không có ngày hết hạn |
Giao dịch qua trao đổi (CBOT, CME, NYMEX) | Giao dịch qua Broker (sàn giao dịch) |
Không có quyền sở hữu sản phẩm | Không có quyền sở hữu sản phẩm |
Giao dịch dài hạn và ngắn hạn | Giao dịch dài hạn và ngắn hạn |
Giao dịch ký quỹ Margin | Giao dịch ký quỹ Margin |
Ít thị trường hơn CFDs | Có thể giao dịch trên 3.000 thị trường khác nhau |
Những lợi ích và rủi ro của thị trường CFD
Loại hình đầu tư này không quá mới mẻ bởi nó được áp dụng rất nhiều bởi các công ty tài chính và các công ty quỹ. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của việc giao dịch này.
Lợi ích của hợp đồng chênh lệch
CFDs là gì mà nó có thể khiến các nhà đầu tư yêu thích đến vậy. Hãy tìm hiểu về ưu điểm – lợi ích khi chọn loại hình giao dịch bằng hợp đồng chênh lệch.
Nhà đầu tư không cần phải sở hữu tài sản
Tính chất của thị trường này là việc mua bán dựa vào giá trị của tài sản. Điều này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc tiết kiệm được số vốn đầu tư. Chỉ cần bỏ tiền ra giao dịch là có thể tìm kiếm được lợi nhuận.
Mua bán được hai chiều
Thị trường truyền thống chỉ cho phép bạn mua bán 1 chiều tức là bạn mua thấp và bán cao để lấy được khoản tiền lời chênh lệch. Tuy nhiên CFD lại có thể giao dịch 2 chiều mua và bán dễ dàng, điều đó có nghĩa là bạn có thể bán khống, mua khống bất kỳ loại tại sản nào mà bạn dự đoán rằng trong tương lai nó có thể tăng hoặc giảm theo chiều hướng có lợi cho hạng mục rót vốn của bạn.
Sử dụng sự hỗ trợ đòn bẩy tài chính
Đặc trưng của CFDs có lẽ không thể không nhắc đến đòn bẩy tài chính ( tên tiếng Anh: Financial Leverage) để giúp các nhà đầu tư sử dụng FL với số vốn ký quỹ nhỏ nhưng hoàn toàn có thể đặt lệnh mua bán lớn.
Tỷ lệ đòn bẩy thường thấy tại hình thức giao dịch này có thể dao động tầm 100 – 3000 số vốn gốc bỏ ra ban đầu. Tuy nhiên rủi ro của đòn bẩy tài chính cũng sẽ rất cao nếu bạn chọn FL có mức tỷ lệ lớn.
Giao dịch bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào
Với một ứng dụng có thể cài vào điện thoại Smartphone, Laptop, PC, bạn hoàn toàn dễ dàng truy cập bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào miễn thiết bị của bạn có kết nối Internet.
Sự tiện lợi này đã cho phép các trader dễ dàng hơn trong việc theo dõi thị trường, để không vuột mất cơ hội mở vị thế tại thời điểm thích hợp. Các điểm Pivot, Fibonacci hay hệ thống giao dịch Ichimoku cũng có thể được nắm bắt và cài đặt nhờ sự tối ưu của các phần mềm như Meta Trader 4, Meta Trader 5 để hỗ trợ nhà đầu tư phân tích kỹ thuật chiều hướng của thị trường.
Đọc thêm: Bán khống (Short Selling) là gì?
Rủi ro – Nhược điểm tiềm ẩn từ CFD
Lợi ích là vậy nhưng cách giao dịch bằng giá chênh lệch vẫn có những rủi ro lớn tiềm ẩn từ hình thức này thế nên một số quốc gia như Việt Nam mới không cho phép giao dịch CFD.
Đòn bẩy tài chính là con dao 2 lưỡi
Như đã nói phía trên, việc rót vốn ít nhưng có thể vào lệnh để chốt lợi nhuận có thể lên đến từ 100 -3000 lần thì rủi ro luôn đi kèm. Chính vì vậy việc phân tích kỹ thuật kết hợp với tin tức về thị trường cần phải nắm bắt rõ ràng để từ đó đưa ra dự đoán chính xác về xu hướng, nhà đầu tư phải biết lúc nào nên gồng lỗ chờ giá đảo chiều tại trục xoay Pivot, khi nào nên buông bỏ để cắt lỗ để tránh mất quá nhiều tiền, giao dịch khi thị trường ngang Sideway bằng cách nào là việc vô cùng quan trọng khi sử dụng tỷ lệ đòn bẩy khi trade.
Chưa được hợp pháp hóa ở nhiều quốc gia
Mặc dù có được quản lý bởi một số cơ quan hàng đầu về lĩnh vực tài chính như FCA, ASIC, IFSC,… nhưng tính hợp pháp của loại hình giao dịch mở vị thế chênh lệch chưa được công nhận hợp pháp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Chính vì điều đó nên Forex một loại hình giao dịch gắn liền với việc mua bán giá trị tài sản chưa được cho phép tại Việt Nam và báo chí thường cảnh báo hình thức giao dịch này là lừa đảo bởi do người Việt chưa đủ kiến thức nhưng nghe lời cao lại nhảy vào các sàn giao dịch scam dẫn đến cái kết mất trắng. Bảo lỗi do Forex là chưa đúng bởi vì họ tham nên họ mất tiền.
Vì chưa được hợp pháp hóa nên CFDs được thực hiện thông qua các công ty môi giới là chủ yếu, việc lựa chọn các sàn môi giới dựa vào danh tiếng, tuổi đời và tình hình tài chính thực sự của các sàn. Ở Việt Nam có thể điểm qua một số Broker uy tín cho các Trader như FxPro, Exness, XTB, Tickmill,…. cho việc giao dịch Forex, Chứng khoán phái sinh, Hàng hóa phái sinh. Còn đối với người như Crypto (tiền kỹ thuật số) thì nên chọn Coinbase hoặc Binance ( thằng Binance thì phổ biến ở Việt Nam nhất) cho việc trade Coin ký quỹ Margin.
Ngoài ra các bạn nên cẩn thận khi vào các sàn cam kết lợi nhuận, bonus tiền khi mở tài khoản trade vì đa phần tụi này đều lừa đảo. Trước đó, năm 2019 – 2020 có một thằng IBH kêu gọi nhà đầu tư mua gói tối thiểu của nó 37 triệu đồng và cam kết lợi nhuận từ 10 – 20%/tháng, rơi vào tầm 4 triệu đồng. Nhà đầu tư vô thằng này chắc cũng trắng tay cả rồi nhưng cái dở ở đây là Traderviet lại tiếp tay cho bọn lùa gà bên sàn Scam khi tụi nó vẫn không có tin đính chính mà cho phép tụi lùa gà này hoạt động bàn luận không xóa comment nào của bọn lừa đảo.
Anh em mà có Trade hay giao dịch gì đó thì nên tránh xem Traderviet review vì mặc dù nó là Forum lớn nhất Việt Nam về giao dịch hàng hóa phái sinh nhưng cái tầm và đạo đức thì thấy dở tệ. Thách bọn nó dám lên tiếng tố cáo sàn lừa đảo vì anh em trader như cái cách Finnews24 đã và đang làm vì anh em trader Việt Nam. ( không ngán bố con thằng nào cả, sàn nào scam thì viết 1 Topic cho on top 1 nốt nhạc).
Tổng kết
Qua bài viết này, Finnews24 tin rằng các trader đã hiểu về giao dịch đầu tư trên thị trường CFD là gì, chúc các bạn mua bán và mở vị thế tốt bằng hợp đồng chênh lệch để sớm vào bờ. Nhưng nói trước là cẩn thận kẻo mất tiền ngu rồi đổ thừa Forex lừa đảo này kia. Bản chất thị trường phái sinh chẳng lừa gì bạn cả, bạn vô lệnh ngu rồi mất tiền hoặc bạn chọn sàn lừa đảo như IBH hay Busstrade là 1 ví dụ điển hình rồi mất tiền thì coi như đóng học phí cho sự tham lam.
COMMENTS