Châu Á theo bước phố Wall bán tháo cổ phiếu khi Trump làm gia tăng nỗi lo về một cuộc chiến thương mại

Sự hợp tác giữa Uber và Softbank liệu có thành công
Trung Quốc quyết "phản đòn", tăng thêm 25% thuế nhập khẩu từ Mỹ
FXTM công bố văn phòng mới cho FXTMPartners ở thành phố Kuwait

Châu Á theo bước phố Wall bán tháo cổ phiếu khi Trump làm gia tăng nỗi lo về một cuộc chiến thương mại

Các thị trường chứng khoán ở châu Á theo chân Phố Wall bán tháo cổ phiếu khi các nhà đầu tư đang lo sợ tuyên bố của Tổng thống Donald Trump nhằm áp thuế cao hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu thép và nhôm sẽ làm tăng nguy cơ một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Vào đầu hôm thứ Sáu, chỉ số MSCI mở rộng của thị trường Châu Á Thái Bình Dương ngoài Nhật <.MIAPJ0000PUS> giảm 0.2% trong khi chỉ số Nikkei của Nhật <.N225> giảm 2.4%.

Tại Phố Wall, chỉ số S&P 500 <.SPX> mất 36.16 điểm, tương đương 1.33%, xuống còn mức 2,677.67 vào hôm thứ 5, một ngày sau khi các nhà đầu tư bán ra mạnh mẽ vì lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất hơn dự kiến ​​trong năm nay.

Trump nói rằng mức thuế suất 25% đối với thép và 10% đối với nhôm sẽ được công bố chính thức vào tuần tới, mặc dù các quan chức Nhà Trắng sau đó tuyên bố một số chi tiết vẫn cần được hoàn thiện thêm.

Các nhà đầu tư lo ngại rằng quyết định của Trump có thể gây ra những động thái trả đũa từ các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Châu Âu và nước láng giềng Canada và sẽ tạo ra một cú huých cho nền kinh tế toàn cầu.

Sự lo lắng càng tăng thêm bởi phản ứng của Canada khi các quan chức ở Ottawa nói rằng họ sẽ trả đũa mọi khoản thuế của Mỹ đối với sản phẩm thép và nhôm.

Những lo ngại về cuộc chiến thương mại đã làm lu mờ số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ được công bố hôm thứ Năm, bao gồm số liệu sản xuất tăng lên cao nhất trong vòng 14 năm và số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong vòng 48 năm.

Lạm phát ở Mỹ tăng lên khi chỉ số giá PCE, một chỉ số lạm phát cơ bản tăng 0.3% trong tháng Một – mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 2017. Tính theo năm, chỉ số này tăng 1.5%, giống như hai tháng trước.

“Thậm chí nếu bạn sản xuất hàng hoá, nếu ai đó không mua chúng thì bạn phải giảm sản xuất, dẫn đến sự suy giảm trong các hoạt động kinh tế toàn cầu”, Daisuke Uno, nhà chiến lược của Sumitomo Mitsui Bank, nói.

Ông nói thêm: “Tôi hy vọng thị trường sẽ bước vào một giai đoạn điều chỉnh khác.”

Lợi tức trái phiếu Mỹ sụt giảm trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại khiến cho vấn đề lạm phát không được quan tâm nhiều. Đây là một chủ đề lớn khiến cho thị trường tài chính toàn cầu sôi sục hồi đầu năm nay.

Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống còn 2.811%, đạt mức thấp nhất trong vòng 3 tuần và tiếp tục nới rộng khoảng cách với mức đỉnh trong 4 năm qua tại mức 2.957% vào ngày 21 tháng 2.

Ngược lại, trái phiếu đầu cơ (junk bond) chịu áp lực nặng nề khi trái phiếu quỹ ETF iShares với lợi tức cao ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2016.

Trên thị trường tiền tệ, sự phục hồi của đồng đô la sau những nhận định tích cực về nền kinh tế Mỹ từ tân Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hôm thứ Ba đã không còn.

Đồng Euro tăng trở lại mức $1,2271 sau khi chạm mức thấp nhất trong 7 tuần là $1,21545.

Giá Đô-la giảm xuống còn 106.12 yên, quay trở lại mức thấp nhất trong vòng 15 tháng tại mức 105.545 vào ngày 16 tháng 2.

Giá dầu cũng đang chịu áp lực khi giảm hơn 1% trong ngày hôm qua do động thái thương mại của Trump đã gây lo lắng cho nền kinh tế toàn cầu.

Dầu thô của Mỹ giao dịch ở mức 61.23 USD / thùng, tăng 0.4% ở châu Á vào thứ 6 sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai tuần tại mức 60.18 USD hôm thứ Năm. Tính chung, giá dầu đã giảm 3.7% trong tuần này.

 

Nguồn: Business Insider

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi