Mục Lục
Out room là thuật ngữ rất quen thuộc trên thị trường chứng khoán. Đây là những phiên giúp nhà đầu tư có cơ hội mua cổ phiếu để bắt đáy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn chứng khoán out room là gì và một số điều bạn cần biết về room chứng khoán trước khi đầu tư.
Room chứng khoán là gì?
Room chứng khoán hay cột room trong bảng giá chứng khoán là tỷ lệ (%) cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu tại thị trường chứng khoán Việt Nam, được quy định cụ thể như sau:
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng không quá 30%.
- Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đối với các ngành khác không quá 49%.
Hình 1: Room chứng khoán là gì
Bạn có thể tham khảo thêm cách đọc bảng giá chứng khoán trên Tindung.online
Chứng khoán hết room là gì?
Như quy định ở trên thì mỗi loại cổ phiếu được phát hành đều phải theo tỷ lệ mức room chứng khoán trong tổng số cổ phiếu được giao dịch. Vì vậy, nếu chứng khoán hết room thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mua thêm được nữa.
Việc quy định mức room chứng khoán nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, tránh việc nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc cạn room chứng khoán cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản và biến động giá cổ phiếu giảm mạnh do mất đi nguồn lực lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Nới room chứng khoán trong trường hợp nào?
Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước sẽ cho phép khối ngoại được sở hữu thêm cổ phiếu của những công ty nhiêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây gọi là nới room chứng khoán. Hoạt động này có thể được thực hiện đồng loạt với tất cả các doanh nghiệp hoặc chỉ một số nhóm ngành hay một doanh nghiệp cụ thể nhất định.
Bạn có thể hiểu thêm về nới room tại ví dụ sau đây
Vào năm 2018, Sabeco được phép nới room ngoại từ 49 lên 100%, điều này giúp cho khối ngoại không còn bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần với Sabeco như trước, tạo điều kiện các nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm toàn bộ cổ phiếu Sabeco nếu đủ vốn. Và như đã biết một doanh nghiệp Thái Lan đã bỏ ra số tiền lớn để mua lại quyến ở hữu công ty này.
Chứng khoán out room là gì?
Chứng khoán out room là thuật ngữ để chỉ một phiên giao dịch mà các nhà đầu tư hoảng loạn, ồ ạt bán tháo cổ phiếu mà mình đang sở hữu khiến thị trường giảm mạnh, lượng cung tăng dồn dập trong 1 hoặc nhiều phiên liên tiếp cho đến khi không còn nhà đầu tư nào bán nữa. Theo nghiên cứu thì do lượng cung lớn hơn cầu giá cổ phiếu sẽ liên tục giảm mạnh và bắt đáy. Sau đó thị trường sẽ bước vào giai đoạn sideways, hoặc dần phục hồi trở lại và chuyển sang giai đoạn tăng điểm.
Hình 2: Out room trong chứng khoán là gì
Có thể nhận thấy rằng Out room cũng giống với Bear trap (bẫy giảm giá) ở chỗ 2 thuật ngữ đều chỉ một phiên giảm mạnh, rũ bỏ hoàn toàn. Điểm khác biệt có thể kể đến là Out room là đoạn cuối cùng của sự tuyệt vọng, đỉnh điểm của sự chán nản sau nhiều phiên giảm liên tiếp còn bear trap thông thường chỉ là một phiên giảm điểm để điều chỉnh cho thị trường bớt nóng, sau đó đi lên tiếp trong 1 xu hướng tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng out room
Hiện tượng Out room xảy ra khi các nhà đầu tư đã mất niềm tin hay kỳ vọng vào thị trường do một nguyên nhân nào đó. Ví dụ như một xu hướng giảm kéo dài và ảm đạm hoặc một thông tin cực xấu xảy ra liên quan đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, dịch bệnh trên thế giới, một quốc gia… Đối với các phiên giao dịch này, các chỉ số giảm mạnh cả về số lượng và khối lượng giao dịch, kể cả các mã cổ phiếu bluechip hay các mã dẫn dắt.
Thị trường sẽ như thế nào sau tình trạng out room còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi niềm tin chưa trở lại nhà đầu tư sẽ phải tiếp tục dành thời gian để quan sát, lúc này thị trường sẽ đi ngang và kéo dài vài ngày hoặc vài tháng. Mặt khác khi cổ phiếu đã giảm giá sâu, lúc này sẽ có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường và bắt đáy, từ đó xu hướng sẽ tăng và dần hồi phục.
Những phiên out room lịch sử trên thị trường chứng khoán
Trong lịch sử cũng đã chứng khiến nhiều phiên out room đáng nhớ. Như sự kiện Brexit ở Anh vào năm 2016 cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán thế giới, kể cả ở Việt Nam. Ở phiên giao dịch này, có lúc chỉ số VN-Index giảm cực mạnh -34 điểm (giảm -5,5%), hầu hết các cổ phiếu niêm yết đều giảm kịch sàn, giảm hết biên độ (-7%). Tuy nhiên ngay sau đó thị trường bắt đầu hồi phục và đi lên.
Hình 3: Brexit ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán
Một ví dụ khác là trong giai đoạn Covid-19, thị trường cũng không đi ngoài xu hướng chung của thế giới khi các chỉ số thị trường đều giảm điểm kéo dài, sau đó mới phục hồi sau ngày 25/3 với thông tin từ việc kích hoạt gói hỗ trợ kinh tế của Hoa Kỳ.
Out room chứng khoán xảy ra do nhiều nguyên nhân, là thời điểm thị trường đi xuống và ảm đạm. Tuy nhiên, đó chưa chắc đã phải điều tồi tệ, những phiên out room có thể là đòn bẩy cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Vậy là bạn đã hiểu rõ hơn về chứng khoán out room là gì và những điều cần biết về room chứng khoán. Việc nắm rõ các thuật ngữ này sẽ giúp người chơi có chiến lược đầu tư phù hợp.
Để biết thêm nhiều về đầu tư: https://khokhoahoc.com
COMMENTS