Người tiêu dùng Hoa Kỳ có thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi sau đợt tăng giá trong tháng 5. Nhưng vào tháng trước, một loạt áp lực lạm phát mới đối với giá tiêu dùng đã đẩy phong vũ biểu lạm phát (chỉ số về kinh tế và thị trường, thể hiện và dự báo cho một xu hướng hay trào lưu nào đó trong tương lai) ưa thích của Fed lên mức cao nhất trong 40 năm.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân theo dõi tỷ lệ lạm phát trong 12 tháng đã tăng lên 6,8% vào tháng Sáu. Đó là mức lạm phát đô la Mỹ cao nhất mà người tiêu dùng từng chứng kiến kể từ quy tắc Volcker (*) vào năm 1982. Lạm phát gia tăng cho đến tháng 6 đã vượt quá dự báo của Phố Wall một cách rõ rệt.
(*) – Quy tắc Volcker là một quy định liên bang thường cấm các ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư nhất định bằng tài khoản của chính họ và giới hạn giao dịch của họ với các quỹ phòng hộ và quỹ cổ phần tư nhân, còn được gọi là quỹ được bảo hiểm.
Hơn nữa, dữ liệu CPI của Cục Thống kê Lao động – một chỉ báo đo lường lạm phát – đã đạt mức 9,1% trong tháng 6. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã in, cho vay và chi hàng nghìn tỷ đô la mới trong hai năm qua.
Với tiền mới được in và GDP giảm trong Q1 và Q2, Fed đã tăng lãi suất một lần nữa (75 điểm cơ bản) vào tháng 7 với kỳ vọng có thể kìm hãm lạm phát. Bitcoin đã pump cùng tin tức đó trong tuần này.
Lạm phát đã vượt khỏi tầm kiểm soát vào tháng 4, khi Fatherly báo cáo kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy 99% hộ gia đình ở Hoa Kỳ đã thay đổi thói quen chi tiêu của họ vì giá cả tăng.
Parija Kavilanz của CNN báo cáo rằng người tiêu dùng đang cắt giảm chi tiêu không thiết yếu và mua sắm bốc đồng. Forbes cho biết mọi người đang ăn ít hơn, mua sắm với số lượng lớn và chuyển sang các thương hiệu giá cả phải chăng hơn. Các nhà quản lý quỹ đầu tư và những người nghỉ hưu dựa vào dịch vụ của họ cũng đang tìm cách để vượt qua bong bóng tiền tệ của chu kỳ này.
Một cuộc khảo sát của Global Atlantic Financial Group đối với các nhà đầu tư trong độ tuổi nghỉ hưu cho thấy 3/5 người được hỏi nói rằng việc phòng ngừa lạm phát đô la là một thách thức trong năm nay.
Các nhà đầu tư Bitcoin đã coi nó như một biện pháp phòng ngừa lạm phát ngay từ đầu và tiếp tục cho đến ngày nay. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận điều đó.
Vào tháng 5, Taylor Locke của Fortune đã đệ trình một báo cáo từ các nhà phân tích của Bank of America (BoA), những người lập luận rằng Bitcoin là một tài sản rủi ro, không phải là một biện pháp phòng ngừa lạm phát. Vào tháng 6, Nextosystem đã chỉ cho độc giả về mối tương quan giữa Bitcoin và cổ phiếu và việc giá liên tục giảm trong năm nay như một bằng chứng rằng đồng coin này không phải là hàng rào đô la.
Tuy nhiên, có thể họ đã đưa ra nhận định hơi sớm.
Theo báo cáo gần đây của Finnews24:
“Hành động giá của Bitcoin rất giống với giai đoạn hình thành đáy, vì nó đã phục hồi từ phạm vi $ 17K- $ 20K. Sau khi tạo ra nhiều đáy cao hơn vài tuần qua, thị trường đã có dấu hiệu mạnh lên, cho thấy xu hướng tăng giá đang hình thành, ít nhất là trong ngắn hạn”.
Có phải đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với giá cả tăng vọt, nhưng có những yếu tố không liên quan đang diễn ra ở đây? Hay lạm phát gia tăng dẫn đến giá Bitcoin tăng? Trong lịch sử, giá Bitcoin tăng khi lạm phát tăng.
Bạn có thể dễ dàng xem qua biểu đồ giá Bitcoin 10 năm cùng với tỷ lệ lạm phát qua từng năm. Trên thang đo logarit, có một mối tương quan thuận đáng chú ý giữa giá Bitcoin và lạm phát của người tiêu dùng.
Nguồn: TradingView
Tham gia Telegram của Finnews24 để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/s/finnews24
Ông Giáo
Theo CryptoPotato
COMMENTS