Tổng thống Hàn Quốc và Mỹ
Cuộc đàm phán với Bắc Triều Tiên giống như một chiến thắng lớn của Trump, nhưng Kim Jong Un có thể đã thắng
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm đã tạo nên lịch sử khi đồng ý lần đầu tiên gặp mặt trực tiếp với một nhà lãnh đạo Triều Tiên – nhưng lời đề nghị chưa từng thấy của Kim Jong Un có thể là một phần của cuộc tấn công ngoại giao nhằm phá vỡ tiến trình của Trump trong việc gây áp lực lên nước này để từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Sự kiện này xảy ra sau bữa ăn tối giữa Kim với các quan chức Hàn Quốc tuần này mà theo phía Hàn Quốc, Kim đã đùa giỡn với chính mình và bày tỏ sự sẵn sàng tháo dỡ chương trình hạt nhân cũng như tham gia vào các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Trump, với tư cách là tổng thống ban hành các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất chống lại Bắc Triều Tiên, đã bắt đầu nhận được lời khen ngợi từ phía Nam Hàn lẫn Bắc Hàn sau khi Kim đưa ra những nhượng bộ lớn trong việc tiến hành các cuộc đàm phán.
“Tài lãnh đạo của Tổng thống Trump, người sẵn lòng chấp nhận lời mời của Chủ tịch Kim, sẽ nhận được khen ngợi không chỉ từ những người ở miền Nam và miền Bắc mà còn từ mọi người trên thế giới”, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói thông qua một người đại diện.
Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã rút khỏi cuộc đàm phán trước đó, và các chuyên gia đã cảnh báo Trump thận trọng.
Ngoại giao với ý định tốt hay là cuộc tấn công ngoại giao?
Khi đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân, Kim sẽ mâu thuẫn với chính triết lý chính trị của mình.
Vào năm 2012, Kim đã thêm điều luật về sở hữu vũ khí hạt nhân vào hiến pháp Bắc Triều Tiên. Vào tháng Chín năm ngoái, Kim đã gửi cho Trump một bức thư cá nhân nói rằng mối đe doạ hạt nhân của Trump và quân đội “đã thuyết phục tôi rằng con đường tôi chọn đã đúng, chứ không khiến tôi sợ hãi hay phải dừng lại.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ dưới thời Trump đã nói sẽ chỉ nói chuyện trực tiếp với Bắc Triều Tiên nếu ông Kim suy nghĩ đến chuyện nhượng bộ. Bắc Triều Tiên đã thảo luận về khả năng với Hàn Quốc trong tuần này, và theo các quan chức Hàn Quốc, điều này có vẻ cởi mở nếu chính phủ Triều Tiên đảm bảo được an ninh của chính phủ cầm quyền.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để Bắc Triều Tiên cảm thấy đủ an toàn khi từ bỏ vũ khí hạt nhân, điều mà họ coi là cần thiết.
Vì lý do đó, hầu hết các chuyên gia vẫn hoài nghi về các cuộc đàm phán này. Chính sách mới của Bắc Triều Tiên đối với Hoa Kỳ “nên được hiểu như là một chiến thuật để bảo vệ các biện pháp trừng phạt, kéo dài thời gian để củng cố hiện trạng vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cố gắng kết nối liên Triều để hạ thấp mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Hoa Kỳ.”, theo Chad O’Carroll và Fyodor Tertitskiy trên tờ NK News, một trang web dành cho các chuyên gia bình luận về bán đảo Triều Tiên.
Bằng cách đồng ý với việc xem xét đơn giản việc phi hạt nhân hoá, Kim đã quản lý tiến trình ngoại giao của Triều Tiên mà không cần đồng ý với hành động cụ thể nào.
Bắc Triều Tiên vẫn có thể đưa ra những yêu sách vào các cuộc đàm phán, ví dụ như đồng ý phi hạt nhân hóa chỉ khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Hàn Quốc. Tương tự, đồng ý phi hạt nhân hoá chỉ khi nào Hoa Kỳ hay các nước còn lại đáp ứng các điều kiện cho các cuộc đàm phán trong khi cuối cùng không đạt được điều gì cụ thể.
Kim có thể đạt được điều gì?
Dưới thời Trump, Hoa Kỳ đã tăng áp lực lên Triều Tiên nhiều hơn bao giờ hết. Gần như hàng tháng, các lệnh trừng phạt mới do Hoa Kỳ lãnh đạo đã làm ảnh hưởng đến người dân Bắc Hàn, các ngân hàng, các con tàu, các công ty, và bất kỳ công ty thương mại nào.
Kết quả là các biện pháp trừng phạt đang bắt đầu làm tổn thương và khiến cho dự trữ tiền mặt của nước này giảm sút.
Shea Cotton, một chuyên gia về lịch sử của chương trình tên lửa Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu phi phát triển vũ khí James Martin, nói với báo giới rằng: “Bắc Triều Tiên có kinh nghiệm đối phó với các biện pháp trừng phạt lớn đối với nó”. Nhưng Bắc Triều Tiên cũng có kinh nghiệm tham gia các cuộc đàm phán để không bị trừng phạt.
“Sau khi các biện pháp trừng phạt chấm dứt, Bắc Triều Tiên sẽ trở lại tiếp tục với những hành vi xấu và Mỹ phải xây dựng lại các biện pháp chế tài”, Cotton nói.
Với sự hỗ trợ quốc tế lớn hơn và gây áp lực lên Triều Tiên, cuộc tấn công ngoại giao của ông Kim có thể mang lại cho thế giới ấn tượng rằng ông sẵn sàng đàm phán và rằng Washington, chứ không phải Bình Nhưỡng, đang gây căng thẳng.
Động thái của Bắc Triều Tiên đối với các cuộc đàm phán hòa bình cũng có thể nhằm làm nổi bật những khác biệt giữa chính sách của Mỹ và Hàn Quốc đối với đất nước này, có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước quan trọng nhất tham gia vào cuộc tấn công hạt nhân của Bình Nhưỡng.
- Trump đồng ý gặp Kim Jong Un vào tháng 5 để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
- Trump cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc giảm mức thâm hụt thương mại đi 1 tỷ USD, nhưng ý ông là 100 tỷ USD
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Trump về đề xuất tăng thuế suất nhập khẩu
Nguồn: Business Insider
COMMENTS