Giám đốc điều hành Swatch Group cho rằng hoạt động chống hàng giả của Alibaba hiệu quả hơn so với Amazon.
Alibaba đang “chiến đấu tích cực” chống lại hàng giả, điều mà đối tác Mỹ của hãng này làm chưa được tốt.
Theo báo cáo của CNBC trong năm 2016, Amazon phải đối mặt với vấn đề hàng giả sau nỗ lực xử lý pháp lý với các nhà sản xuất Trung Quốc của gã khổng lồ thương mại điện tử. Các nhà phê bình cho biết Amazon đã không có biện pháp kiểm tra cần thiết để quản lý nguồn hàng giả được tuồn vào.
Trong một email gửi tới CNBC, một phát ngôn viên của Amazon cho biết công ty đầu tư “nguồn lực khổng lồ” vào các hệ thống bảo vệ khách hàng khỏi hàng hóa không xác thực.
Chính sách chống hàng giả của Amazon, như đã nêu trên trang web của họ, quy định rõ “Amazon nghiêm cấm bán các sản phẩm giả mạo” và “việc không tuân thủ chính sách này có thể dẫn đến mất đặc quyền bán hàng, tiền bị đóng băng và hủy hàng tồn kho đang do Amazon quản lý”.
Nhưng một số góc dịch vụ do Alibaba cung cấp từ lâu đã được coi là thiên đường cho các sản phẩm giả mạo. Nền tảng thương mại điện tử Taobao đã bị Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen lần thứ hai liên tiếp trong năm vì bán các hàng hóa nghi ngờ là hàng giả. Động thái đó khiến Alibaba phải lên tiếng phản đối, cho rằng việc làm kể trên không phản ánh nỗ lực bảo vệ sở hữu trí tuệ của công ty. Bộ thương mại Trung Quốc cũng đáp lại với những nghi ngờ về “tính khách quan” của danh sách đen hàng năm của Mỹ.
Hoạt động kinh doanh đồng hồ của Swatch tăng trưởng ở khắp mọi nơi, nhưng những gì hãng này cần là một tầng lớp trung lưu “thực sự tiêu thụ hàng hóa”.
Theo ý nghĩa đó, hệ thống chính trị của Trung Quốc cũng đã làm đúng, theo CEO của Swatch.
“Hệ thống chính trị ở đó đã làm đúng, họ tạo ra một tầng lớp trung lưu. Đó là điều chúng ta cần, một tầng lớp trung lưu thực sự tiêu thụ hàng hóa. Và đó là những gì đang diễn ra và tiếp tục diễn ra tại Trung Quốc.”
“Người tiêu dùng Trung Quốc không bao giờ biến mất. Anh ta luôn ở đó”, CEO của Swatch cho biết.
Nguồn: CNBC
COMMENTS