Mục Lục
Tổng quan
Nếu các nhà đầu tư đã quen với việc phân tích kỹ thuật qua các chỉ số tài chính nhằm dự đoán xu hướng giá trên thị trường trong tương lai, thì các thông số trên blockchain công cộng như Bitcoin hay Ethereum sẽ cung cấp các thông tin chuẩn xác về các lịch sử giao dịch trên on-chain nhằm mang lại cách tư duy mới về cách định giá mà các thị trường truyền thống chưa đề cập đến.
Dữ liệu On-chain là gì?
Dữ liệu On-chain là toàn bộ dữ liệu được ghi trên Blockchain. Các dữ liệu mà Blockchain có thể lưu trữ:
- Các tham số về Block (Time, Gas Fee, Miner,…).
- Các thao tác với Smart Contract (Add liquidity, Tham gia quản trị,…)
- Các tham số Giao dịch (Địa chỉ ví, Số lượng chuyển, Token chuyển,…)
Thay vì dựa vào tin tức, các tweet của người ảnh hưởng hay thông số tài chính truyền thống, on-chain analysis tập trung vào phân tích dữ liệu, các tham số trên Blockchain. Với với đặc điểm Blockchain là công nghệ chuỗi khối, dùng để lưu trữ thông tin trong các block cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn và các block được mở rộng theo thời gian nên khi xuất hiện một hành động trên Blockchain, hành động đó sẽ được xác minh bởi các nodes (như Bitcoin có đến 11558 nodes, Ethereum thì có hơn 8000 node) và sẽ được cập nhật vào mạng lưới Blockchain tổng thể đó.
Đó là lý do dữ liệu On-chain được coi là dữ liệu đáng tin cậy.
Tầm quan trọng của phân tích dữ liệu On-chain
Hãy thử phân tích trường hợp của Bitcoin. Giá trị đồng Bitcoin (BTC) được tạo nên từ 2 yếu tố: giá trị thực (utility value) và giá trị ảo (speculative value).
Một câu nói của Elon Musk hay tin tức về sàn Binance được chính phủ Mỹ điều tra,.. đều làm trực tiếp ảnh hưởng tới giá của Bitcoin. Tin tức (News) được tạo ra một cách chủ quan và phân tích kĩ thuật (Vẽ chart – dựa trên dữ liệu được vẽ trong quá khứ) đều có thể ngụy tạo được, nhưng On-chain thì không. Thông qua on-chain, nhà đầu tư sẽ đánh giá được giá trị thực thông qua các chỉ số về user adaptation (tính ứng dụng của sản phẩm với người dùng) và hoạt động của miner, từ đó có thể đưa ra nhận định liệu giá cả hiện tại của BTC phản ánh đúng giá trị thực tại thời điểm đó.
Công dụng của On-chain
Tính minh bạch, chính xác
Tất cả các giao dịch thực hiện trên Blockchain không thể làm giả, không thể phá hủy, thêm bớt, chèn dữ liệu. Các dữ liệu trong Blockchain được lưu trữ mãi mãi. Theo lý thuyết, khi không còn Internet trên toàn cầu thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất. Lúc đó, On-chain mới không còn tham số để đối chiếu
Dữ liệu thời gian thực
Dự liệu On-chain được cập nhật theo thời gian thực giúp chúng ta nhận ra được hành vi giao dịch của nhà đầu tư và sức khỏe thực sự của thị trường tại một thời điểm nhất định. Nhất là hành vi của những người sở hữu nhiều tài sản tiền mã hóa và lợi dụng các thông tin Off-chain để thao thúng thị trường
*** Off-chain: là những giao dịch được thực hiện bên ngoài Blockchain
Dự phóng tương lai và đưa ra quyết định đầu tư
Cụ thể hơn, công dụng đối với 2 nhóm đối tượng sử dụng không gian Blockchain
Đối với các nhà đầu tư ngắn hạn (Trader): ảnh hưởng về tin tức có thể làm thay đổi xu hướng giá. Tuy nhiên, dựa vào dữ liệu trên chuỗi hoặc các dữ liệu được tính trên chuỗi, kết hợp với công cụ máy học (deep learning machines) học các hành vi của thị trường theo chuỗi thời gian, ta có thể dự đoán giá và xu hướng về giá trong tương lai.
Đối với các nhà đầu tư Dapp (Holder): Dữ liệu on-chain cho thấy được lượng holder trên hợp đồng của Dapp và khối lượng giao dịch của nó. Từ đó đưa ra nhận định có nên tham gia hay không.
Lưu ý khi phân tích dữ liệu On-chain
Ý tưởng về phân tích dữ liệu trên on-chain mới được ra mắt gần đây. Vì vậy, có rất ít dữ liệu cho các loại tài sản điện tử mới ra mắt gần đây. Một số trở nên kém chính xác theo thời gian hoặc các áp dụng của chúng bị thay đổi do sự phân tranh giữa các dữ liệu. Nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi và bắt kịp những dữ liệu mới nhất, đáng tin cậy trên các website nổi tiếng.
Phân tích trên chuỗi có thể không mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư ngắn hạn vì các số liệu này thường tạo ra tín hiệu cho các chu kỳ thị trường dài hạn hơi. Tuy nhiên, các nhà giao dịch ngắn hạn có sử dụng dữ liệu chi tiết hơn có thể truy cập được khi chạy node của họ hoặc bằng cách kết hợp thông tin chi tiết về chuỗi với dữ liệu các giao dịch và phân tích kỹ thuật truyền thống.
Ví dụ: các vị trí trên chuỗi có thể được so sánh với dữ liệu các giao dịch để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Các tín hiệu phân tích kỹ thuật cũng có thể được sử dụng để tham gia giao dịch dựa trên phân tích On-chain
Công cụ phân tích dữ liệu On-chain
Dưới đây là một số công cụ phân tích On-chain có độ chính xác cao mà GFS Blockchain khuyến nghị sử dụng:
- CoinMetrics: Cung cấp dữ liệu có sẵn miễn phí về 37 loại tiền mã hóa, bao gồm các chỉ số và các tương quan trên chuỗi. Đây là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng và áp dụng số liệu on-chain.
- Look Into Bitcoin: Trực quan hoá cho các chu kỳ thị trường của Bitcoin và các chỉ số trên chuỗi
- Glassnode: Bạn có thể truy cập miễn phí các chỉ số cơ bản về on-chain. Để có thể có các báo cáo chuyên sâu cũng như công cụ nâng cao thì sẽ cần thanh toán một khoản phí nhỏ
- IntoTheBlock: Cung cấp đa dạng các công cụ phân tích, bao gồm phân tích trên chuỗi cho nhiều loại crypto, dữ liệu các mã lệnh và phương pháp phân tích cảm tính.
Tổng kết
Trên đây là giới thiệu tổng quan về On-chain và tầm quan trọng của On-chain trong đầu tư Crypto.
Tuy nhiên, nhằm hiểu rõ hơn thông số cung cấp trên website và nắm được câu chuyện đằng sau các con số On-chain đó, các bạn hãy theo dõi thường xuyên chuyên mục On-chain của GFS Blockchain Insights nhé. Hoặc có bất kỳ thắc mắc nào chưa hiểu cần được giải đáp bạn có thể tham gia vào cộng đồng của GFS Blockchain để được các admin hỗ trợ:
- Nhóm Telegram của GFS Blockchain -> Click tại đây
- Nhóm Facebook của GFS Blockchain -> Click tại đây
COMMENTS