Mặc dù tất cả các danh mục của blockchain đều trở nên sôi động vào năm 2021, nhưng ngành game lại chiếm vị trí hàng đầu với gần 13% tổng số khoản đầu tư.
Số lượng đầu tư theo danh mục | Nguồn: Footprint Analytics
Sau những tháng DeFi và NFT phát triển rầm rộ, bây giờ là thời điểm của GameFi. Nửa cuối năm đã chứng kiến rất nhiều thông báo liên quan đến game và những con số khổng lồ. Ví dụ, vào ngày 6/8, Axie Infinity đã tạo ra doanh thu 17 triệu đô la, vượt qua cả Honor of Kings.
Điều gì khiến GameFi trở nên hấp dẫn như vậy và điều gì sẽ xảy ra khi động lực ban đầu này không còn nữa?
Thuật ngữ GameFi được viết tắt từ Game Finance (tạm dịch: tài chính game), do Mary Ma đặt ra trong hội nghị Wuzhen World Blockchain Conference năm 2019. Trong đó, 8BTC và vị CSO của MixMarvel là ban tổ chức, đề cập đến việc tích hợp tài chính với game.
Phương tiện chính để game tạo ra hệ sinh thái tài chính của riêng họ là thông qua NFT và khai thác thanh khoản. Theo cách này, game hình thành trào lưu Play to Earn (P2E).
Các tính năng phân biệt GameFi và game truyền thống:
– Quyền sở hữu tài sản: Trong GameFi, thông qua các hợp đồng thông minh on-chain, tài sản của game thuộc về người chơi chứ không phải nhà phát triển.
– Tài sản có thể giao dịch trong thị trường tiền điện tử: Game thủ có quyền sở hữu tài sản được phép giao dịch chúng (NFT hoặc token) trong thị trường tiền điện tử mở với những người chơi khác.
– Dữ liệu minh bạch: Tất cả các code game trong GameFi đều là mã nguồn mở và minh bạch. Nhà phát triển không thể thay đổi các code này. Người chơi cũng có thể cùng quyết định nâng cấp và thay đổi trong game thông qua DAO, tạo điều kiện để họ tham gia sâu hơn.
Bất chấp trạng thái hứa hẹn, vẫn còn một số vấn đề lớn mà hầu hết các dự án gặp phải trong ngành công nghiệp GameFi. Là một nhà đầu tư, bạn nên đánh giá các dự án dựa trên khả năng vượt qua những thách thức này.
Trong khi game truyền thống có tới 3 tỷ người chơi, cơ sở người dùng của GameFi vẫn chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 1,33 triệu của DeFi. Trong kỷ nguyên game di động phát triển mạnh, game on-chain chủ yếu hoạt động trên web, có nghĩa là kiểu trò chơi này khó trở thành xu hướng chủ đạo cho đến khi có những phát triển đáng kể trên thiết bị di động.
Một lý do khác mà các game thủ truyền thống không đổ xô vào GameFi là nó yêu cầu người chơi phải hiểu các khái niệm như ví tiền điện tử, cụm từ khóa và phí gas.
Các game thịnh hành thường có mật độ giao dịch dày đặc hơn, điều này đặt ra yêu cầu cao về TPS (giao dịch mỗi giây) của mạng và phí gas. Ví dụ, CryptoKitties phổ biến vào năm 2017 đã gây tắc nghẽn nghiêm trọng trên mạng Ethereum. Cách để cải thiện điều này là xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt để hỗ trợ các game phổ biến, chẳng hạn như Ethereum chuyển Axie Infinity sang sidechain.
Ngay cả những dự án GameFi phổ biến nhất vẫn trông giống như các game 3A truyền thống. Trong nhiều trường hợp, vẫn còn dư địa để cải thiện tính năng chơi – tạo thành các game chỉ thuần túy là phương pháp kiếm tiền cho nhiều người chơi hơn là một hoạt động thú vị có thể tạo ra thu nhập.
Điều này đặt ra câu hỏi liệu việc tích hợp động cơ kiếm tiền vào game có nhất thiết khiến chúng trở nên kém thú vị hơn không? Nếu một game cụ thể không tạo ra đủ thu nhập trong không gian GameFi, người chơi sẽ chuyển sang game khác. Do đó, điều này tạo ra một chu kỳ trong đó các nhà phát triển tập trung hơn vào khía cạnh tài chính của dự án thường gặt hái được nhiều thành công hơn.
Một ví dụ điển hình là CryptoBlades. Game này mất lượng lớn người chơi vào tháng 7 sau khi game giảm phần thưởng SKILL (token gốc) khiến giá token giảm mạnh. Do đó, game thủ sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến để thu hồi vốn đầu tư ban đầu, dẫn đến thua lỗ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Số lượng người dùng hàng ngày | Nguồn: Footprint Analytics
Điều tương tự cũng xảy ra với Axie Infinity. Trong game này, token Smooth Love Potion (SLP) là một nguồn thu quan trọng của người chơi. Khi giá SLP giảm, doanh thu từ game cũng giảm. Axie Infinity từng là nguồn thu nhập chính của người dân ở các quốc gia như Philippines khi mới bắt đầu, nhưng hiện tại thu nhập hàng ngày còn ít hơn mức lương tối thiểu của địa phương.
Giá token SLP | Nguồn: Footprint Analytics
Theo Dappradar, BSC chiếm 4 vị trí trong 10 game hàng đầu. Với TPS gấp gần 6 lần Ethereum, BSC tiếp tục tạo ra cú hích trong GameFi với 195 dự án game đã được triển khai trên blockchain này.
Mặc dù Ethereum chiếm phần lớn TVL nhưng tốc độ giao dịch thấp và vấn đề phí gas cao đã trở thành những trở ngại đối với người dùng bình thường khi tham gia vào thế giới blockchain. Qua so sánh, BSC có vẻ là một blockchain tốt hơn để GameFi phát triển vì những lý do sau.
Xét về TVL và tổng số địa chỉ duy nhất, Ethereum luôn giữ vững ở vị trí đầu tiên, nhưng về khối lượng giao dịch hàng ngày và số lượng địa chỉ hoạt động, BSC hoàn toàn vượt qua Ethereum vào tháng 2 và tháng 4 năm nay.
Về số lượng địa chỉ hoạt động, Ethereum dao động trong khoảng 400.000 đến 600.000 mỗi ngày, trong khi BSC có từ 1,5 triệu đến 2 triệu mỗi ngày, gấp gần 3-5 lần so với Ethereum. Chênh lệch giữa hai khối lượng giao dịch hàng ngày này thậm chí lên tới 13 lần.
Giao dịch hàng ngày | Nguồn: Footprint Analytics
Tổng địa chỉ hoạt động duy nhất | Nguồn: Footprint Analytics
So với Ethereum, BSC có hiệu quả giao dịch cao hơn, phí gas thấp hơn và cũng tương thích Ethereum Virtual Machine (EVM), cho phép nhà phát triển Ethereum chuyển sang BSC với chi phí thấp và thu hút nhiều người dùng phân tán nhỏ lẻ đến với thế giới blockchain. Xuyên suốt toàn bộ hệ sinh thái của BSC từ tài nguyên đến cơ sở hạ tầng đều được đánh giá là thân thiện hơn cho việc phát triển các dự án game.
Để kích thích sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái NFT, BSC đã ra mắt Most Valuable Builder (MVB) II. Các dự án được chọn có thể nhận khoản tài trợ 10.000 đô la, kiểm toán bảo mật toàn diện từ Certik và hội thảo ươm tạo độc quyền với các chuyên gia trong ngành.
Vào tháng 7 năm nay, BSC đã công bố danh sách những dự án chiến thắng, trong đó có các dự án game nổi tiếng như CryptoBlades, MyDeFiPet, MOBOX, X World Games… Trong chương trình MVB III tiếp theo được định vị trực tiếp cho GameFi, BSC có thể một lần nữa làm dậy sóng đấu trường này.
BSC thường xuyên tổ chức hackathon trên khắp thế giới, đồng thời cũng khởi động các sự kiện Learn & Earn, với 4 trong số 9 dự án của hai sự kiện Learn & Earn cho đến nay liên quan đến game hoặc NFT, bao gồm cả CryptoBlades, phát triển mạnh vào tháng 7. Bằng cách thưởng cho người dùng các NFT độc đáo và tiền thưởng để khuyến khích tham gia vào những dự án xuất sắc, BSC thực tế là một mảnh đất màu mỡ tự nhiên để GameFi phát triển.
5 game hàng đầu hiện tại trên BSC trong 30 ngày qua là CryptoMines (ETERNAL), Mobox (MBOX), Bomb Crypto (BCOIN), BinaryX (BNX) và MetaverseMiner (META).
Khi số lượng người dùng và giao dịch tiếp tục tăng, giá của các token game cũng nhảy vọt. Ví dụ, mức tăng điên cuồng nhất từng có của token ETERNAL thuộc CryptoMines đã vượt xa giá của AXS thuộc Axie Infinity. Tính đến ngày 24/10, ETERNAL giao dịch ở mức 572 đô la, cao hơn 16 lần so với một tháng trước. Đối với những người chơi vì mục đích P2E, họ nhận được lợi nhuận đáng kể.
Giá token của 5 GameFi hàng đầu trên BSC | Nguồn: Footprint Analytics
GameFi cho phép người chơi:
– Có quyền sở hữu tài sản trong game thông qua NFT và token.
– Sử dụng NFT như một công cụ để khai thác thanh khoản.
– Làm cho tài sản thanh khoản thông qua DeFi.
Mặc dù những lợi ích này có thể giúp GameFi trở nên thú vị hơn và tăng cường việc áp dụng blockchain, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết với GameFi. Một hệ sinh thái thuận lợi là rất quan trọng đối với GameFi và vẫn còn rất nhiều điều cần tối ưu hóa về mặt hệ sinh thái trong Ethereum.
Trong giai đoạn hiện tại khi nhiều blockchain khác nhau xuất hiện, chúng liên tục đổi mới để trở nên nổi bật, chẳng hạn như Terra với sự đổi mới về stablecoin và Celo tập trung vào thanh toán di động phi tập trung.
GameFi cũng có thể hỗ trợ môi trường riêng của nó và mang lưu lượng truy cập đến một số blockchain không phổ biến. Ronin, một sidechain được Ethrereum xây dựng cho Axie Infinity đã trở nên phổ biến nhờ sự thành công của Axie, ngoài ra WAX và Flow cũng trở thành hai trong số các blockchain phổ biến nhất do tập trung chính vào GameFi và NFT.
Sau DeFi, nhiều khả năng GameFi sẽ dẫn đầu làn sóng phát triển blockchain tiếp theo nếu các dự án có thể cân bằng cơ sở hạ tầng, tính năng chơi và lợi nhuận.
Tham gia Telegram của Finnews24 để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/s/finnews24
Đình Đình
Theo Cryptoslate
COMMENTS