Góc nhìn 15/02: Đà tăng ngắn hạn đã kết thúc?

BNA: Công ty liên quan đến Chủ tịch muốn thoái sạch vốn
Một cá nhân trở thành cổ đông lớn tại TPP
Báo cáo Merck&Co: lợi nhuận, doanh thu cao hơn trong Q3

CTCK Tân Việt (TVSI): TVSI đánh giá việc VN-Index kết phiên 14/02 tạo gap giảm điểm đi kèm cây nến Bearish Enguffling với thanh khoản tăng trở lại, cho tín hiệu rất tiêu cực. Như vậy, trong ngắn hạn, việc mãi chưa xuất hiện phiên bùng nổ theo đà để xác nhận đà tăng trở lại đã phần nào tạo nên hệ quả tiêu cực như hiện tại. Trong phiên 14/02, VN-Index đóng cửa thấp nhất phiên và đang kiểm tra lại trend tăng giá hình thành trở lại từ cuối tháng 7/2021. Nếu trong các phiên 15/02 thị trường không thể phục hồi trở lại từ vùng hỗ trợ mạnh hiện tại dự báo xu hướng ngắn hạn sẽ là rất tiêu cực.

TVSI cho rằng VN-Index vẫn giữ được xu hướng tăng giá trong trung hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, VN-Index đã kết thúc nhịp hồi phục và bắt đầu điều chỉnh trở lại. Hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số sẽ ở quanh mốc 1,457 điểm và xa hơn là vùng đáy cũ tại 1,420 điểm.

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng điểm đáng chú ý trong phiên 14/02 ngoài nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng mạnh theo giá dầu thế giới thì diễn biến giảm của thị trường ở nửa cuối phiên chiều đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng là tác nhân chính khiến thị trường giảm sâu. Điều này khiến chỉ số VN-Index không thể giữ ngưỡng hỗ trợ MA50 và nguy cơ sẽ retest mức đáy tháng 1 hoặc ngưỡng hỗ trợ MA100 ở 1,445.68 điểm. Nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng khi biến động của thị trường đang tăng lên, không bình quân giá xuống và hạ tỷ trọng margin về mức an toàn.

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS nhận định nếu xét trên góc độ định giá, P/E của VN-Index hiện ở mức 17 lần là mức trung bình của thị trường trong khoảng 5 năm trở lại đây; còn của VN30 là 16 lần, thấp hơn một chút so với mức trung bình 5 năm. Do đó, SHS cho rằng khả năng giảm mạnh ở thời điểm hiện tại là khá thấp. Và trong phiên giao dịch 15/02, VN-Index có thể dần bình ổn trở lại khi cung cầu trở nên cân bằng hơn.

Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/01, 18/01 và 24/01 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục và cân nhắc mua thêm nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1,425-1,450 điểm trong phiên tới.

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VCBS cho rằng VN-Index sẽ chưa thể sớm ghi nhận xu hướng tăng để lấy lại mốc 1,500 điểm, tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng nhịp điều chỉnh giảm có thể sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn khi mà lực cầu bắt đáy vẫn khá dồi dào quanh vùng hỗ trợ 1,440-1,450 điểm của VN-Index.

Do đó trong bối cảnh hiện tại, VCBS khuyến nghị nhà đầu tư cần tuân thủ kỷ luật đầu tư đã đề ra và thực hiện chốt lời/cắt lỗ nếu vi phạm các mức quy định, trong đó ưu tiên “giữ tiền” hơn tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn thông qua hoạt động bắt đáy trong giai đoạn này.

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá việc thanh khoản tăng cao tại những nhịp sụt giảm phá đáy trong phiên 14/02 cho thấy áp lực phân phối và điều này để ngỏ rủi ro xuất hiện thêm nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 1,45x. Đây cũng là chốt chặn cần được giữ để duy trì xu hướng tăng ngắn hạn kể từ đáy tháng 1.

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ hồi phục và chỉ số VN-Index sẽ giằng co quanh đường trung bình 20 phiên trong phiên giao dịch 15/02. Đồng thời, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa và duy trì ở mức thấp, đặc biệt chỉ số VN-Index sẽ chưa thể xuyên thủng hoàn toán đường trung bình 20 phiên. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn đi ngang cho thấy tâm lý không quá bi quan và đà giảm của thị trường chủ yếu đến từ áp lực bán gia tăng vào phiên ATC ở nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi