Mục Lục
Trên thị trường Cryptocurrencies, nếu như bạn là một người chơi lâu năm thì chắc hẳn khái niệm Fork, Hard Fork hay Soft Fork là những thuật ngữ quen thuộc mà ít nhất vài lần các Coinner lâu năm từng nghe. Khi mà bản cập nhật Hard Fork London của Ethereum và Soft Fork Taproot của Bitcoin nhận được sự trông chờ từ cộng đồng thì một lần nữa các thuật ngữ này nóng lại một lần nữa. Vậy Fork, Hard Fork, Temporary Fork và Soft Fork là gì? Hãy cùng Finnews24 tìm hiểu ngay sau đây.

Forks là gì trong lĩnh vực Cryptocurrencies
Fork là gì?
Fork là một thuật ngữ trong ngành lập trình dùng để chỉ về một bản cập nhật, bản sửa lỗi. Trong lĩnh vực tiền ảo, thuật ngữ Fork là khái niệm dùng để thực hiện việc thay đổi cơ bản trên nền tảng hệ thống để tạo ra một tài sản ảo khác dựa trên sản phẩm ban đầu.
Trên lĩnh vực Crypto, Fork chia ra làm 2 loại chính là : Soft Fork, Temporary Fork và Hard Fork. Chúng ta hãy tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Hard Fork là gì?
Hard fork là một sự cải tiến của giao thức tiền ảo mà không có sự đồng nhất với các bản trước. Điều đó có nghĩa rằng các node cũ không được thay đổi bản mới sẽ chẳng thể tương thích trong giao dịch hay đẩy các block mới lên blockchain.

Hard Fork là gì?
Khi Hard Fork diễn ra, người dùng cần phải cập nhật phiên bản mới nhất bởi vì những phiên bản cũ sẽ không còn phù hợp nữa trên hệ thống. Hard Fork có tác động mạnh đến nền tảng khi thay thế hoàn toàn nền tảng ban đầu khi đó các Blockchain sẽ hoạt động theo quy tắc mới và không chấp nhận các khối từ Blockchain cũ.
Ví dụ minh họa dễ hiểu về Hard Fork:
- Lúc một giao thức có sự biến chuyển về chuyện đồng thuận kích cỡ block được đẩy lên blockchain từ 2mb lên 4mb. Nếu một node đã thay đổi thi hành về đẩy một block 3mb lên blockchain mà có các node cũ chưa đổi mới thì các node này sẽ tin rằng điều ấy là một block không hợp chuẩn và không đồng ý block đó.
- Hay trở lại với thí dụ về nâng tầm ứng dụng điện thoại iphone trên , hard fork tựa như như việc bạn dùng chức năng có trên ios 13 chạy trên các iphone 6 trở lên mà thiếu hẳn ở ios mười hai chạy trên điện thoại iphone 5s. Giả dụ chế độ dark mode chỉ có trên ios 13 nên nếu bạn đang dùng điện thoại iphone 5s mà lại muốn dùng dark mode thì có một cách là đổi dòng mobile mới từ điện thoại iphone 6 trở lên và đổi mới ios 13 mới dùng được.
Phân loại Hard Fork
Để tiếp tục tìm hiểu Hard Fork là gì, Finnews24 sẽ cùng bạn đi sâu vào phân tích các loại Hard Fork hiện nay.
Hard Fork theo kế hoạch
Khi Hard Fork theo kế hoạch, giữa nhà phát triển và cộng đồng người dùng sẽ không có quá nhiều sự bất đồng về quan điểm bởi vì họ có thể theo dõi cụ thể quá trình phát triển Blockchain thông qua Roadmap cụ thể có từ trước và sẵn sàng tâm lý cho điều này xảy ra.

Monero đã Hard Fork theo kế hoạch đã vạch ra từ trước và được ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng người dùng
Sau đợt Hard Fork vào năm 2017, mạng Blockchain Monero đã update thêm giao thức giao dịch bí mật theo vốn lặp (RingCT).
Hard Fork chia rẽ
Đây là hình thức Hard Fork gây sự tranh cãi lớn từ cộng đồng bởi những nodes muốn duy trì nền tảng cũ và một nhóm người muốn cải tiến Blockchain lên phiên bản mới.

Bitcoin Cash là sự chia rẽ từ nền tảng blockchain Bitcoin sang 2 hướng riêng biệt nhau
Hiện tại Bitcoin Cash và Bitcoin cùng hoạt động trên hai nền tảng Blockchain khác nhau thế nhưng xét về nguồn gốc thì chúng đều có chung 1 nguồn gốc xuất xứ.
Soft Fork là gì?
Trái ngược với Hard Fork, Soft Fork là một bản nâng cấp mà các nền tảng của khối cũ hoàn toàn có thể chạy trên Block mới một cách dễ dàng. Nói một cách dễ hiểu, Soft Fork mang đến sự thay đổi theo phương thức tương thích ngược (backward-compatible), các blockchain cũ vẫn tiếp tục chấp nhận khối giao thức đến từ blockchain mới.

Soft Fork là hình thức cập nhật mà các Blockchain cũ có thể chạy trên nền tảng mới
Quá trình chuyển đổi của Soft Fork diễn ra trơn tru và không gây xung đột như Hard Fork khi mà bản cập nhật này mang đến sự cải tiến đồng thời dung hòa Blockchain cũ và mới gắn kết với nhau thông qua 1 bộ quy tắc chung.
Vào năm 2015, blockchain Bitcoin từng xảy ra một đợt Soft Fork. Đó chính là bản cập nhật cho giao thức Bitcoin Segregated Witness (SegWit).
Khi chưa xuất hiện bản cập nhật SegWit, giao dịch diễn ra trên mạng Bitcoin diễn ra tương đối chậm, phí có thể lên đến 30 USD/giao dịch. Sau khi có bản cập nhật SegWit, kích thước khối từ 1 MB đã tăng lên 4MB, tốc độ giao dịch đã được cải thiện đáng kể, phí người dùng phải trả cũng không cao như trước.
Ý tưởng của bản Soft Fork này là phân tách hoặc xóa dữ liệu chữ ký khỏi phần dữ liệu giao dịch đã lưu trên blockchain. Đồng thời, mở rộng không gian để thông lượng trên mỗi giao dịch có thể được xử lý nhiều hơn.
Thông qua bản cập nhật SegWit, chuỗi blockchain Binance cũ có khả năng tiếp nhận cả khối 4 MB và 1 MB cùng lúc. Mọi thay đổi biểu diễn ra nhịp nhàng, xóa bỏ hoàn toàn quy tắc cũ, Soft Fork hỗ trợ Block cũ tham gia xác nhận khối mới theo cách đơn giản, không xung đột.
Temporary Fork
Temporary fork xuất hiện khi có nhiều thợ đào thu thập một pool trong cùng một lúc. Nói chung phân tách ngắn hạn chỉ xảy ra trong ngắn hạn , cục bộ tại một thời điểm nào đó, nó không tác động nhiều đến hoạt động của toàn thể blockchain.

Temporary Fork là gì? Bản cập nhật này chỉ là sự phân tách tạm thời
Sự hiện hữu của nhiều hệ thống phối đồng thời, có kích cỡ tương đương nhau mang tới phân tách ngắn hạn ( temporary fork ). Mạng bitcoin vẫn sử dụng thuật toán proof of work, thợ đào phải tự lựa ra hệ thống thu thập để tiếp tục thêm thắt khối tiếp đó. Sau một thời gian này cần thống nhất để định vị xem hệ thống blockchain nào dài hơn, block ngắn hơn tất yếu bị loại bỏ.
So sánh Hard Fork và Soft Fork
Để làm rõ Hard Fork, Soft Fork là gì, hãy cùng chúng tôi so sánh hai hình thức cập nhật này sẽ diễn ra thế nào.

Hard Fork và Soft Fork là sự thể hiện trái ngược nhau trong hình thức cập nhật
Tác động của Hard Forks
Hard Fork là bản cập nhật tạo nên xung đột lớn trong hệ thống Blockchain khi người dùng buộc phải chọn lựa từ bỏ cái cũ hoặc đi theo cái mới. Hard Fork là sự cách mạng lớn trên hệ thống Blockchain mặc dù nhiều người đánh giá khi diễn ra bản cập nhật hard fork thì các thợ đào phải chấp nhận sự sụt giảm đáng kể sức mạn băm khi nền tảng blockchain bị phân tách. Điều này làm giảm khả năng bảo mật và xử lý của toàn bộ hệ thống.

Sức mạnh băm (khai thác) bị giảm khi quá trình Hard Fork diễn ra
Tác động của Soft Fork
Được xem là một sự cập nhật nhẹ nhàng thế nhưng Soft fork vẫn tồn tại những vấn đề khiến cho cộng đồng người dùng không thích. Mặc dù vậy, soft fork lại dễ dàng bị tận dụng bởi một và một nhóm đối tượng xấu. Nhằm đánh lừa khách hàng full – node và nhóm thợ đào để xác nhận các khối mua bán không phù hợp.

Soft Fork mang tính cập nhật nhẹ nhành hơn so với Hard Fork
Vì sao cần phải Hard Fork
Hard fork là một trong những chủ đề luôn gây ra sự tranh cãi trong cộng đồng crypto. Mặc dù sự cập nhật này khiến cho Blockchain giảm khả năng bảo mật, giảm sức mạnh băm nhưng không thể phủ nhận Hard fork tạo nên một bước tiến lớn trong việc phát triển về lâu dài. Khi Hard Fork, blockchain sẽ thực hiện được thêm các vấn đề sau:
- Bổ sung thêm các chức năng
- Khắc phục rủi ro bảo mật
- Giải quyết bất đồng của cộng đồng người dùng
- Đảo ngược giao dịch diễn ra trên blockchain

Vì sao cần phải Hard Fork?
Tổng kết
Bài viết này là cái nhìn tổng quan về các khái niệm Hard Fork, Soft Fork là gì… Finnews24 hy vọng nội dung này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thuật ngữ trong lĩnh vực crypto. Chúc các bạn giao dịch hiệu quả!
COMMENTS