Mục Lục
Khi nói về của cải vật chất xã hội ngày nay không thể không nhắc đến “tài chính”,nó đóng góp một phần vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của một đất nước nói chung và là phạm trù kinh tế của con người nói riêng.
Kiến thức tài chính cơ bản giúp bạn có những bước đầu vững trải khi tham gia vào lĩnh vực tài chính. Tại sao kiến thức tài chính lại quan trọng đến như vậy? Và Kiến thức tài chính cơ bản là như thế nào?
Kiến thức tài chính cơ bản mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần biết
Quản trị tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình cụ thể thực hiện để lập ra ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu vào các nguồn tiền mặt theo thời gian dài hạn và ngắn hạn, có tính đến các rủi ro về tài chính và các sự kiện trong tương lai.
Quản trị tài chính doanh nghiệp có thể hiểu là những kiến thức về công cụ giúp người có nhiệm vụ làm quản lý,sếp có thể sắp xếp và sử dụng tài chính của một doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Đây là yếu tố hết sức quan trọng và quyết định đến sự thành bại của một tổ chức, thế nên nó đòi hỏi người quản lý cần có những kiến thức tài chính sâu rộng và cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra các một quyết định nào đó liên quan tới tài chính của doanh nghiệp.

Finnews24.com : Nhà đầu tư nên biết những kiến thức nào?
Những kiến thức tài chính cơ bản
Nói về kinh tế có 2 loại hình chính đó là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.
Kinh tế vi mô là hình thức nghiên cứu các hành vi, suy nghĩ của người tiêu dùng về giá cả, lợi nhuận, nhu cầu tiêu dùng,…
Kinh tế vĩ mô là hình thức nghiên cứu các nền kinh tế rộng hơn và đem lại giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà các bạn vẫn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo về tài chính.
Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị tài chính còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư.
Luật cung và cầu
Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ làm cho giá thị trường giảm và khi nguồn cầu tăng sẽ làm giá thị trường tăng. Vì thế, khi bạn sản xuất thừa lúa mạch, giá lúa mạch sẽ giảm và điều đó đúng với điều ngược lại. Nếu suy nghĩ một cách trực quan, bạn sẽ thấy luật cung-cầu này đúng ở mọi khía cạnh thị trường trên thế giới. Bạn sẽ thấy rất rõ sự biến động của giá cổ phiếu liên quan chặt chẽ với luật cung-cầu.
Hiệu dụng biên
Mỗi khi bạn có thêm một cái gì đó mới để sử dụng, giá trị của nó sẽ giảm đi đối với bạn. Chính vì vậy, 100 USD sẽ có giá trị hơn khi bạn kiếm 1000 USD/tháng so với 1 triệu USD/tháng. Điều này được sử dụng rộng rãi trong việc thiết lập giá cả.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Đây là công cụ cơ bản để đo đạc độ lớn của một nền kinh tế.Ta có thể hiểu, GDP bằng tổng thu nhập của tất cả người dân trong cùng một quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó. Cho tới ngày nay, Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới xét theo GDP (khoảng 14 nghìn tỷ USD). Điều đó cho ta thấy được, mỗi năm có 14 nghìn tỉ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tính riêng tại Mỹ.

Finnews24.com : GDP – Kiến thức tài chính cơ bản cho các nhà đầu tư
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế
Sự phát triển và thịnh vượng của một nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Vì GDP là thước đo thu nhập của một quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình trên một người dân tăng lên bao nhiêu lần mỗi năm.
Lạm phát thị trường
Như chúng ta đã biết giá của hầu hết các sản phẩm hiện nay đều cao hơn rất nhiều so với 10 20 năm trở về trước. Lạm phát (tính theo %) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm là vào khoảng 2%/năm – điều đó cho ta thấy là giá các món hàng tăng trung bình 2%/năm. Vai trò của Ngân hàng trung ương là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở một con số dương rất thấp.
>Thế nào gọi là làm phát kỳ vọng?- Lạm phát thế nào được gọi là tốt!
Lãi suất
Khi bạn cho một người vay tiền, bạn mong muốn được nhận thêm một khoản tiền. Phần tiền này gọi là tiền lãi. Lãi suất là một con số dương phản ánh số tiền bạn sẽ nhận được “ lãi ” so với khoản bạn cho vay ban đầu. Trong ngắn hạn, lãi suất thường được quy định bởi các Ngân hàng trung ương (NHTW). Ngày nay, nó tiến gần về mức số 0. Về lâu dài lãi suất thường sẽ do thị trường quyết định và nó phụ thuộc vào tỉ lệ lạm phát và tình hình của mỗi nền kinh tế. Những cơ chế mà Ngân hàng trung ương thường dùng để kiểm soát lãi suất ngắn hạn được gọi là chính sách tiền tệ.
Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng
Hầu như có một mối quan hệ trái chiều giữa lãi suất và tỉ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Chính vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất thì lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy, không có gì khó hiểu về việc quy định lãi suất luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Ở Mỹ, cục Dự trữ liên bang chịu trách nhiệm về việc quy định lãi suất ngắn hạn và đó luôn là một trong những thông tin kinh tế được theo dõi nhiều nhất trên thị trường tài chính.
Chính sách tài khóa
Chính phủ các nước đều có thể kiểm soát được nền kinh tế bằng cách điều chỉnh chi tiêu của nhà nước. Các nhóm gồm các cơ chế sử dụng ngân sách hình thành nên chính sách tài khóa. Khi chính phủ chi tiêu nhiều, dẫn đến lượng cầu nhiều hơn và theo đó giá tăng nhiều hơn. Điều này có nghĩa là nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng tốt nhưng đồng thời tình trạng lạm phát rất cao và ngược lại. Do đó, chính phủ cố gắng chi tiêu nhiều hơn trong giai đoạn tăng trưởng còn thấp và lạm phát thấp để đồng thời siết chặt chi tiêu trong thời kỳ đang tăng trưởng và lạm phát cao.
Chu kỳ kinh tế
Nền kinh tế có những thời kì rất bùng nổ và cực kì khủng hoảng với khoảng chu kì 7 năm/lần. Khởi đầu chu kỳ sẽ là sự bùng nổ của nền kinh tế, sau đó nó phát triển đến mức cực thịnh vượng, tiếp đến sẽ bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế (thời kỳ tăng trưởng xuống mức âm/thất nghiệp ngày càng gia tăng) và cuối cùng là chuyển sang chu kỳ tiếp theo.
Chi phí cơ hội
Khi thực thi một hành động gì đó, thường bạn sẽ so sánh lợi ích của hành động này so với các hành động khác. Ví dụ, vào tối thứ 5 khi phải làm việc cật lực cho 1 dự án quan trọng, bạn có thể nghĩ rằng “Trời ơi, đáng lẽ mình nên làm việc gì đó khác.” “Việc khác” đó (trong trường hợp này là tiệc tùng cùng bạn bè hoặc đi chơi thâu đêm ) có 1 giá trị cao hơn, và nó chứng tỏ dự án hiện tại của bạn tốt hơn, hấp dẫn hơn. Giá trị của hành động mà bạn bỏ lỡ nó được gọi là “chi phí cơ hội”. Vì vậy, khi bạn bỏ 1 công việc trả lương 120 nghìn USD/năm để bắt đầu lại, chi phí cơ hội của việc bắt đầu lại là 120 nghìn USD/năm. Bạn nên chọn những công việc mà nó mang lại nguồn doanh thu cao hơn những công việc khác mà mình đã từ bỏ trước đó.
Lợi thế so sánh
Nếu bạn đang xây dựng và phát triển một dự án công nghệ và vào một ngày nọ, có 1 khách hàng đến và hỏi rằng liệu bạn có thể tạo dựng một website cho họ hay không ?. Liệu bạn sẽ đồng ý tạo dựng và phát triển website cho họ hay nhường cơ hội này lại cho một người bạn khác? Làm thế nào để đưa ra quyết định được? Thông thường thì một người sẽ tính toán rằng anh ta sẽ mất bao nhiêu thời gian để xây dựng một website và liệu có thê dùng thời gian đó để kiếm được lợi ích nhiều hơn so với dự án anh ta đang thực hiện. Sau đó, anh ta sẽ tính toán xem rằng liệu người bạn kia có thể phát triển website hiệu quả hơn mình hay là không. Nếu người bạn đó có thể mang lại hiệu quả tốt hơn bạn và bạn đang có nhiều điều phải làm với những dự án của riêng mình,thì bạn sẽ bỏ qua cơ hội này. Ví dụ này chính là lý thuyết về lợi thế so sánh. Người bạn của bạn có một lợi thế và bạn hoàn toàn không có lý do gì để nhận lấy công việc kia mà bỏ đi các dự án mang lại nhiều gái trị cho bản thân hơn. Các quốc gia, các doanh nghiệp và người dân chỉ nên làm những việc mà họ có thế mạnh và nên nhượng các phần còn lại cho người khác.
Các bước lập một kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính được hiểu đơn giản là phân tích, đo lường và dự báo được dòng tiền ra-vào . Đây là khâu bắt buộc và rất cần thiết khi muốn quản lý tài chính cho riêng mình hoặc cho một doanh nghiệp. Để có một Bản kế hoạch tài chính hoàn hảo nhất thì bạn cần làm theo 5 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu, thu nhập dữ liệu về thị trường.
Ở bước đầu tiên này, bạn cần phải phân tích càng sâu càng tốt vào các lĩnh vực, ngành hàng mà mình đầu tư, kinh doanh.
Bước 2: Cần xác định rõ ràng về nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp,bản thân.
Bước 3: Xây dựng và phát triển kế hoạch tài chính.
Cần phải xem xét kỹ lưỡng về các chế độ bảo hiểm, luật thuế, an toàn lao động,…
Bước 4: Triển khai kế hoạch tài chính.
Một kế hoạch tài chính cho dù hoàn hảo đến đâu đi nữa thì khi bắt đầu triển khai luôn nảy sinh ra các vấn đề nằm ngoài dự tính của chúng ta, đòi hỏi người quản lý cần phải sáng suốt để có thể đưa ra các quyết định đủ nhanh và phù hợp nhất.
Bước 5: Giám sát kế hoạch tài chính
Để triển khai một kế hoạch tài chính hoàn hảo và tốt nhất, trung bình cần phải ít nhất từ 4 đến 6 tháng, trong quá trình này luôn cần phải có một sự giám sát cẩn trọng và đưa ra các giải pháp tốt, phù hợp nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Để quản lý tốt các vấn đề tài chính và tránh phải các rủi ro xảy ra, đòi hỏi người quản lý phải luôn trau dồi, rèn luyện,cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất và chính xác nhất, theo dõi sít sao những chuyển động của thị trường để có thể đưa ra các quyết định cho những bước chuyển mình, những thay đổi phù hợp để theo kịp thời và nắm bắt xu thế thị trường.
Lời kết
Với bài viết này của Finnews24.com mong rằng mọi người đã biết được khái niệm về tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp,bên cạnh đó cũng có thể tự lập ra cho mình một bản kế hoạch tài chính rõ ràng giúp cuộc sống chi-tiêu dễ dàng hơn.Chúc các bạn đọc giả có những trải thú vị!