Mục Lục
Finnews24.com – Hiện nay, NFT ( Non-Fungible Token) đã trở thành một trong những xu hướng Crypto nổi bật nhất năm 2021. Thời gian gần đây, cụm từ NFT đang làm chủ đề được các nhà đầu tư trên thị trường coin rất quan tâm. Vậy các nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử có thắc mắc liệu NFT coin là gì? Tại sao NFT lại nhận được nhiều sự quan tâm đến thế? Nguồn gốc, triển vọng và ứng dụng của NFT coin.
NFT là gì?
Có thể thấy, gần đây NFT đang tạo thành một cơn sốt trên mạng xã hội. Do đó, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh cụm từ này. Đối với những ai đang làm trong lĩnh vực Crypto thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với NFT coin đúng không nào. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người mới bắt đầu tham gia vào thị trường Crypto đến hôm nay vẫn chưa biết NFT là gì?
NFT là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong lĩnh vực “Tiền điện tử”. Nó được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Non-Fungible Token”.
Khi chúng ta tách riêng từng từ và dịch sang tiếng Việt thì sẽ chia thành hai trường hợp:
- Fungible: Nghĩa tiếng Việt của từ này là có thể thay thế được.
- Non-Fungible: Trái ngược hoàn toàn với “Fungible” thì “Non-Fungible” có nghĩa là không thể thay thế.
Thông qua phân tích này, chúng ta có thể hiểu đơn giản, NFT coin được xây dựng và lưu trữ bằng hệ thống công nghệ Blockchain nhằm mục đích tạo nên một chứng chỉ xác thực kỹ thuật không thể thay thế hay sao chép được. Coin NFT là phiên bản mã hoá của một tài sản trong thế giới thực.
Để các bạn hiểu rõ hơn về NFT là gì, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể như sau:
- Nếu A mượn B 1 Bitcoin. Khi trả lại, A có thể trả 2 lần 0.5 Bitcoin hoặc chia nhỏ để trả. Miễn sao đến cuối cùng, A trả đủ cho B 1 Bitcoin như đã mượn ban đầu. Ở đây, Bitcoin là tài sản có thể thay thế nên sẽ được gọi là Fungible Token.
- Mặt khác, A có 1 quả bóng có chữ kỹ của Ronaldo (ngôi sao bóng đá). Thì trong trường hợp này, quả bóng là tài sản không thể thay thế. Hay nói cách khác đây là một NFT được Token hóa trên công nghệ Blockchain.
Nguồn gốc NFT Coin
Sau khi đã nắm rõ khái niệm NFT là gì thì bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của nó. NFT coin không phải là một sáng kiến hay một phát minh quá mới. Bởi vì nó đã được phát hành vào vài năm trước đó. Tuy nhiên, cho đến năm 2021 nó mới thực sự “hot”.
Năm 2012, Yoni Assia đã cho phát hành Colored Coin thông qua Blockchain Bitcoin với mức giá khá thấp. Vào thời điểm này, Colored Coin chưa có gì nổi bật nhưng nó lại có nhiều điểm tương đồng với NFT. Tuy nhiên, không lâu sau đó, dự án này cũng đã thất bại.
Dù vậy, năm 2014, trên Blockchain Bitcoin lại cho ra đời một nền tảng tài chính mới có tên Counterparty. Lần này, Counterparty đã có nhiều cải tiến mới. Đây là một trong những nền tảng đầu tiên giúp người dùng tạo ra tài sản giao dịch riêng.
Đến năm 2017, Một sự thay đổi lớn đã diễn ra. Sự xuất hiện của ERC-721 đã cho phép người dùng xây dựng và giao dịch trên Blockchain Ethereum. Chính vì vậy, Counterparty sẽ bị loại bỏ khỏi các giao dịch NFT. Ethereum ngày càng phát triển mạnh mẽ dẫn đến NFT trở thành nền tảng dẫn đầu thị trường hiện nay.
Ưu điểm khi sử dụng NFT Coin là gì?
Không đơn giản mà NFT lại trở nên nổi bật giữa thị trường tiền kỹ thuật số như vậy. Lý do mà nó nhận được đông đảo sự chú ý và quan tâm từ người dùng cũng bởi vì sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật:
- Tính riêng biệt: Mỗi NFT sẽ có đặc điểm, tính chất riêng biệt. Không có bất kỳ NFT nào giống với NFT nào.
- Tính quý hiếm: NFT là một tài sản không thể thay thế. Do đó, nó rất quý hiếm.
- Không thể phân chia: Nếu đã là một NFT thì không thể chia tách chúng thành nhiều phần nhỏ khác nhau.
- Không cần cấp phép: NFT thuộc Blockchain mở nên người dùng có thể thoải mái truy cập mà không cần phải có sự đồng ý từ người khác.
- Lưu trữ vĩnh cửu: Tất cả các dữ liệu thuộc NFT đều được lưu trữ mãi mãi.
- Lập trình: NFT là những đoạn code đơn giản nền người dùng có thể kiểm tra quyền sử hữu mọi lúc, mọi nơi.
Những hạn chế của NFT
Bên cạnh sự ưu việt nổi bật mà NFT mang lại thì vẫn còn những hạn chế khiến cho NFT chưa thể trở nên hoàn hảo. Những hạn chế đó chính là:
- Tính thanh khoản kém: Tổng số lượng giao dịch NFT tính từ thời điểm ra mắt đến nay chỉ dao động khoản 300 triệu USD. Con số này chỉ xấp xỉ bằng 0.1% so với tổng khối lượng giao dịch của thị trường tiền kỹ thuật số trên sàn Binance trong 1 ngày.
- Giá trị được thẩm định bằng cảm tính: Tuỳ vào cảm quan hay sở thích từng người mà tài sản mã hoá bằng NFT sẽ có các mức giá trị khác nhau. Điều đó có nghĩa là đối với một người sưu tầm thì tài sản NFT đấy đáng giá hàng triệu USD nhưng đối với người khác nó chẳng đáng giá đến 1 đô.
NFT hoạt động như thế nào?
NFT được hiểu là là một Item mã hoá của tài sản dùng cho việc sưu tầm của những người muốn sở hữu. Khác với các dạng Token được khuyến khích đầu tư nhằm tăng nhu cầu mua của thị trường.
Định giá NFT cũng như định giá một bức tranh trừu tượng ngoài đời thật. Có người thấy nó không đáng giá xu nào nhưng có những người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đô la để sở hữu chúng.
- Bán khống ( short selling) là gì ? – Những rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt
- Stop Loss là gì? 5 bước cơ bản đặt lệnh Stop Loss đơn giản, hiệu quả
NFT coin giống và khác các đồng coin ở điểm nào
Giống nhau
NFT và các coin khác như BTC, ETH,… đều được xây dựng trên nền tảng Blockchain và mang tính phi tập trung và ẩn danh. Chính vì xây dựng trên nền tảng Blockchain mà tính bảo mật của NFT rất cao. Khi bạn sở hữu cả Coin và NFT thì bạn đều sở hữu tài sản trên chuỗin
Các đồng NFT đều có thể lưu trữ được trên ví Blockchain và hoàn toàn có thể giao dịch treo đổi, mua bán bình thường như ADA, BTC, ETH,….
Một điểm sáng dành cho tiềm năng của NFT là hiện nay đã phát triển với nhiều Marketplace (phiên chợ) chuyên dùng để trao đổi, tìm kiếm và mua bán các sản phẩm ảo.
Khác nhau
Đầu tư Coin như BTC, ETH hay ADA, BNB,… có tính chất tương đồng gần như cách mà bạn chơi Forex, cổ phiếu,… hoạt động mua bán được thực hiện thông qua các sàn giao dịch. Việc mua bán coin NFT sẽ giống như việc bạn sưu tầm đồ cổ mã hoá thời công nghệ 4.0.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ sở hữu một món đồ quý hiếm gần giống như cách mà “Hoàng kim giới chỉ” độc nhất vô nhị trong game Võ Lâm Truyền Kỳ được đại gia Hắc Điểu bỏ đến hàng trăm triệu để sở hữu được nó vào thời điểm hơn 10 năm về trước.
Đối với chúng ta những người không có đam mê sẽ thấy số tiền đó không đáng nhưng đối với một người thích sưu tầm thật sự thì nó có giá trị to lớn tuyệt vời.
Ứng dụng của NFT trong đời sống
Chắc hẳn còn rất nhiều bạn chưa biết ứng dụng của NFT là gì đúng không nào? Vậy hãy cùng Finnews24.com điểm qua một vài ứng dụng của NFT dưới đây nhé:
- Nghệ thuật: Các tác phẩm nghệ thuật là một trong những trường hợp sử dụng NFT phổ biến hiện nay. Sử dụng NFT sẽ giúp tác giả bảo vệ bản quyền sở hữu của mình.
- Giấy phép và chứng chỉ: NFT được ứng dụng rộng rãi trong mảng giấy phép và chứng chỉ. Trên thực tế đã có rất nhiều trường đại học sử dụng NFT trong việc làm tài liệu, khóa học.
- Game: Đây là lĩnh vực mà NFT tỏa sáng nhất. NFT đã giúp cho người dùng sở hữu nhân vật hay các món đồ trong game một cách dễ dàng.
- Ngoài ra, NFT còn được ứng dụng rộng rãi trong: Các môn thể thao, tài sản ảo, tài sản thật,…
Qua đây, chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm NFT là gì và những điều cần biết về NFT. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.
Những dự án NFT hiện nay
Decentraland
Đây là dự án phi tập trung mà ở đó người chơi sẽ trao đổi và mua bán các mảnh đất ảo trên khắp thế giới. Decentraland có điểm gần giống Cryptovoxels cũng là một trò chơi tương tự, nơi người chơi có thể xây dựng, phát triển và trao đổi tài sản ảo.
Gods Unchained
Là một game thẻ bài gần giống như game THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG, LINH TRIỀU BÌNH CA,… vài thiwuf điểm những năm 2008 ở Việt Nam hay game YU GI OH, việc những thẻ bài được phát triển là một loại tài sản NFT có tính độc nhất và vô cùng quý hiếm. Người chơi có thể hoàn toàn có thể trao đổi và giao dịch các thẻ bài với nhau bằng tiền trong game hoặc bằng tiền mặt.
Binance Collectibles
Đây chính là token NFT do Binance và Enjin hợp tác phát hành vào những dịp đặc biệt nhằm tặng người dùng trên twitter.
Crypto Stamps
Crypto Stamps do Bưu điện Áo phát hành và kết nối thế giới kỹ thuật số với thế giới thực.
Những con tem này được sử dụng để vận chuyển thư như bất kỳ tem nào khác. Nhưng, chúng cũng được lưu dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số trên Ethereum blockchain, điều này biến chúng thành một bộ sưu tập kỹ thuật số có thể giao dịch.
Triển vọng tiềm năng của NFT coin
Đến thời điểm hiện tại không có đồng coin nào có thể vượt qua tài sản NFT coin như bức tranh “Trump” từ Hashmasks. Việc sở hữu tài sản này cũng giống việc mua đồ cổ thời 4.0 có thể thời điểm bạn sở hữu món đồ này là vô giá trị nhưng biết đâu sau 3- 10 năm nó lại có thể trở thành một đồ cổ quý hiếm.
Việc bạn sở hữu một chiếc xe Dream Thái thời điểm 20 năm trước là một gia tài, nhưng nếu chiếc Dream đó được bảo quản kỹ càng đến thời điểm này nó sẽ có giá đến cả tỷ đồng bởi vì nó là một món đồ cổ quý hiếm.
Việc token hoá các tài sản trên nền tảng công nghệ Blockchain có tính bảo mật danh tính và an toàn cao. Vì lẽ đó thay vì mua vàng và các đồ cổ hiện vật quý hiếm người ta sẽ sử dụng NFT như một công cụ mã hoá sản phẩm để sưu tầm. Có thể nói NFT là thú chơi mới cho các nhà thích sưu tầm đồ cổ ảo.
Vì sao NFT trở nên đặc biệt
Tính độc nhất vô nhị chính là điều tạo nên sự khác biệt của NFT, các đồng coin NFT tương trưng cho một loại tài sản kỹ thuật số mà người sưu tầm đang nắm giữ.
Mua coin NFT bằng cách nào?
Vào 24 tháng 6 năm 2021, sàn Binance sẽ triển khai Binance NFT, đây là một nền tảng thị trường giao dịch NFT hàng đầu thế giới. Dự kiến trong tương lai không xa, dự án này sẽ thu hút nhiều nghệ sĩ và người nổi tiếng tham gia qua đó triển vọng NFT sẽ tăng cao hơn.
Có thể tạo ra NFT không?
Việc tạo ra NFT không tốn quá nhiều công sức và tiền vốn để sắm các máy đào như việc khai thác Bitcoin. Việc đúc NFT hoàn toàn có thể thực hiện trong 15 phút. Số lượng NFT là không giới hạn, bởi vì bất kỳ tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số nào như tranh vẽ điện tử, bài hát điện tử,… đều có thể trở thành một token NFT.
Finnews24.com
Sàn giao dịch tiền điện tử Binance là gì?- Có hợp pháp và uy tín không?