Ngân hàng trung ương Anh tin rằng có thể mất 75.000 việc làm trong các dịch vụ tài chính sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quan hệ thương mại sau Brexit của Anh với EU. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn dự kiến sẽ mất một lượng công việc đáng kể.
Ngân hàng Trung ương Anh đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, ví dụ như các quỹ phòng hộ, cung cấp cho họ các kế hoạch dự phòng trong trường hợp Anh giao thương với EU theo các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Điều đó có nghĩa là các ngân hàng có trụ sở tại Anh mất quyền chuyên chở đặc biệt để hoạt động trên khắp EU. EU cũng có thể áp đặt những quy định cụ thể về vị trí khác như khi giao dịch hàng nghìn tỷ bảng bằng các sản phẩm bảo hiểm tài chính bằng đồng euro. Điều đó có nghĩa là việc kinh doanh sẽ chuyển tới Paris hay Frankfurt.
Đã có một số nghiên cứu về tác động tới việc làm của Brexit. Cuộc thăm dò ý kiến của hơn 100 công ty tài chính do Reuters đưa ra cho thấy số lượng việc làm bị mất sẽ thấp hơn 10.000 trong vài năm sau Brexit.
Theo Bruegel, cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Brussels, cho biết qua thời gian 30.000 việc làm có thể chuyển sang châu Âu hoặc mất đi khi khu vực tài chính London suy giảm. Và ông Xavier Rolet, giám đốc điều hành của Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn,cho rằng có thể mất hơn 200.000 việc làm.
Theo báo cáo của ngân hàng, họ cho rằng con số đó quá cao và ước tính chỉ mất khoảng 65.000 đến 75.000 việc làm. Nghiên cứu cho biết có thể mất gần 40.000 việc làm trực tiếp từ các dịch vụ tài chính, với hơn 30-40.000 hoạt động liên quan khác như làm việc hợp pháp và dịch vụ chuyên nghiệp.
Báo cáo cũng lập luận rằng có thể có cơ hội từ Brexit, chẳng hạn như phát triển dịch vụ tài chính theo yêu cầu cho các nền kinh tế thị trường đang nổi trên khắp Trung Đông và châu Á, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngay cả khi 75.000 việc làm mất đi, London vẫn là trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu với hơn một triệu người làm việc trong các dịch vụ tài chính ở thủ đô và khắp nước Anh. Và Vương quốc Anh vẫn sẽ được hưởng thặng dư thương mại trong các dịch vụ tài chính với phần còn lại của EU trị giá hàng chục tỷ bảng Anh.
Trước cuộc trưng cầu dân ý, nhiều ngân hàng cho rằng họ có thể mất hàng nghìn việc làm. Nhưng kể từ khi thông báo thì con số đã khiêm tốn hơn.
– JP Morgan cho biết có thể phải mất 4.000 việc làm, nhưng sau cuộc trưng cầu dân ý con số đó đã giảm xuống khoảng 1.000.
– Ngân hàng Thụy Sĩ, UBS, cho biết họ có thể mất 250 việc làm trong khi trước đó con số đó la 1000.
– Và giám đốc điều hành của Barclays, Jess Staley, nói rằng Brexit không phức tạp hơn việc thành lập một công ty cổ phần ở Mỹ, mà ngân hàng buộc phải thực hiện vào năm 2016.
– Mới đây, Lloyd Blankfein, giám đốc điều hành của Goldman Sachs, đã tweet rằng ông sẽ dành nhiều thời gian hơn ở Frankfurt mặc dù ngân hàng Mỹ đã xây dựng một HQ lớn mới ở London.
- Michael Bloomberg: Brexit là điều ngu ngốc duy nhất mà một đất nước đã từng làm
- London sẽ vẫn là “trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới”
- Xôn xao bức ảnh đơn độc của thủ tướng Anh tại đàm phán Brexit
- Nguồn: BBC
COMMENTS