Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ hẳn sẽ rất “nhớ” Tổng thống Donald Trump, người đã chuyển từ chỉ trích OPEC sang việc giúp đưa ra các mức cắt giảm sản lượng dầu kỉ lục.
Ông Biden có thể làm dịu mối quan hệ ngoại giao của Mỹ với ba thành viên của OPEC bao gồm quốc gia lãnh đạo Arab Saudi và các quốc gia bị trừng phạt Iran và Venezuela, cũng như với quốc gia sản xuất dầu chủ chốt ngoài OPEC là Nga.
Nga là nước dẫn đầu một nhóm các quốc gia sản xuất dầu mỏ liên minh với OPEC, được gọi là OPEC+.
Việc thực thi nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela đã khiến thị trường cắt giảm được hàng triệu thùng dầu mỗi ngày.
Việc ông Biden nới lỏng các biện pháp cắt giảm trong vài năm tới để tăng sản lượng có thể khiến OPEC gặp khó khăn trong việc cân bằng cung – cầu.
Biden cho biết ông ưu tiên ngoại giao đa phương hơn là các biện pháp trừng phạt đơn phương mà Tổng thống Trump đã áp đặt, mặc dù điều đó không có nghĩa là ông sẽ sớm nới lỏng các biện pháp trừng phạt.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Biden cho biết ông sẽ quay lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran nếu Tehran tiếp tục tuân thủ hiệp ước.
Tổng thống Trump từ bỏ hiệp ước vào năm 2018, áp dụng lại các lệnh trừng phạt cắt giảm sản lượng dầu xuất khẩu của Iran.
Một số thành viên trong OPEC lo ngại rằng việc Iran quay trở lại sẽ làm tăng thêm tình trạng dư cung mà không phải cắt giảm ở những nơi khác và lo ngại về việc Moscow tiếp tục tham gia OPEC+.
“Các biện pháp trừng phạt Iran có thể được đánh giá lại và sau đó Iran sẽ quay trở lại thị trường, do đó sẽ có thể xảy ra tình trạng dư cung và thỏa thuận cắt giảm hiện tại sẽ gặp rủi ro”, một nguồn tin OPEC cho biết trước khi kết quả bầu cử được công bố.
“Có nguy cơ Nga sẽ chấm dứt thỏa thuận OPEC+, đồng nghĩa với sự sụp đổ của thỏa thuận, vì chính ông Trump là người đưa Moscow vào cuộc”, nguồn tin này cho hay
Mối đe dọa toàn cầu
Ông Biden đã gọi Nga là mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng nhất của Washington. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông cũng cam kết sẽ đánh giá lại mối quan hệ với Arab Saudi.
Hồi tháng 4, Tổng thống Trump đã tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn đến một thỏa thuận trong đó OPEC và Arab Saudi cùng với các nước sản xuất đồng minh do Nga dẫn đầu đồng ý cắt giảm nguồn cung dầu kỉ lục trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu.
Ông Trump đã can thiệp để gây áp lực chính trị lên Arab Saudi và Nga nhằm chấm dứt tranh chấp đã gây ra cuộc chiến về giá cả và kết quả là cả hai nước lên kế hoạch tăng sản lượng ngay khi đại dịch dẫn đến hạn chế đi lại, và do đó là nhu cầu về nhiên liệu.
Kết quả là một thỏa thuận chưa từng có nhằm cắt giảm nguồn cung dầu khoảng 20 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 20% sản lượng dầu toàn cầu.
Riêng OPEC+ đồng ý cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày.
Đối với ông Trump, việc tăng giá dầu toàn cầu, ngăn chặn tình trạng phá sản và hàng trăm nghìn người mất việc làm trong ngành năng lượng Mỹ là các vấn đề cần chú trọng khi cuộc bầu cử kết thúc.
Tổng thống Trump là người đề xướng ngành công nghiệp dầu khí, từ chối các qui định về môi trường và bác bỏ khoa học chính thống về cách khí thải gây ra sự nóng lên toàn cầu.
Trước đó trong nhiệm kì tổng thống của mình, ông đã chỉ trích việc OPEC tìm kiếm giá cao hơn và kêu gọi các thành viên bơm thêm dầu.
Luật chống lại OPEC của Mỹ được gọi là NOPEC, được ban hành lần đầu tiên cách đây nhiều năm, đã không trở thành luật chính thức mặc dù đã đạt được một số đà phát triển trước đó trong nhiệm kì tổng thống của ông.
“Tổng thống Trump hiện là bạn của chúng tôi, sau cú lật ngược lịch sử”, một thành viên cấp cao của OPEC cho hay.
Những hàm ý đầy ý nghĩa
Tổng thống Trump đã phát triển mối quan hệ thân thiết với nhà sản xuất hàng đầu của OPEC là Mohammed bin Salman của Arab Saudi, hay còn gọi là “MbS”, người phụ thuộc vào Mỹ về vũ khí và sự bảo vệ trước các đối thủ trong khu vực như Iran.
Liên minh OPEC+ đã hỗ trợ giá dầu kể từ năm 2017 và bất kì diễn biến nào đe dọa tương lai của liên minh có thể làm suy yếu thị trường, có tác động đáng kể đối với OPEC và các nhà sản xuất, chính phủ và thương nhân khác.
So với những người tiền nhiệm, ông Trump có mối quan hệ tích cực hơn với OPEC, thường lên Twitter để bình luận về các quyết định sản xuất và biến động giá dầu.
Ông Biden được coi là có nhiều khả năng giữ một khoảng cách nhất định với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.
Chakib Khelil, Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria và là cựu chủ tịch OPEC cho biết: “Quan điểm của tôi là ông Biden sẽ dựa nhiều hơn vào lời khuyên chuyên môn từ các cố vấn của mình và sẽ không quản lí vi mô như ông Trump hiện nay”.
“Ông Biden sẽ không có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Putin như ông Trump đang có”, ông Khelil cho biết thêm.
Tuy nhiên, bất chấp những bình luận trong chiến dịch tranh cử của ông Biden về mối quan hệ Mỹ -Arab Saudi, việc thiết lập lại triệt để được xem là không thể. Các nguồn tin khu vực vùng Vịnh và các nhà ngoại giao đã trả lời phỏng vấn tờ Reuters rằng chiến thắng của ông Biden sẽ không ảnh hưởng đến các liên minh kéo dài hàng thập kỉ.
Tuy nhiên có giả thiết cho rằng việc Iran vui mừng trước chiến thắng của ông Biden khiến nhiều người nghi ngờ các lệnh trừng phạt Iran sẽ được dỡ bỏ nhanh chóng.
Điều này sẽ giúp các thành viên OPEC+ có đủ thời gian để điều chỉnh thỏa thuận của mình nhằm tạo thêm chỗ cho dầu mỏ Iran.
“Ngay cả khi các lệnh trừng phạt của Iran được dỡ bỏ, xuất khẩu dầu của Iran sẽ mất từ 2 đến 4 tháng để trở lại mức trước các lệnh trừng phạt do các vấn đề kỹ thuật.”
( Tham khảo Vietnambiz, Reuters)