Philippines bổ sung một nhân viên nhân quyền LHQ vào danh sách ‘khủng bố’
Chính quyền Duterte vừa đưa ra một danh sách theo dõi khủng bố gồm 600 người bao gồm một nhà điều tra nhân quyền hàng đầu của LHQ.
Theo Reuters, Bộ Tư pháp Philippines đã đưa danh sách này tại một phiên tòa ở Manila hồi tháng trước để xin phê duyệt danh sách các kẻ khủng bố cá nhân. Một khi bị tuyên bố là kẻ khủng bố, chính phủ có thể giám sát chặt chẽ hơn và theo dõi những người này chặt chẽ hơn.
Danh sách này gồm có đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc Victoria Tauli-Corpuz, một điều tra viên Philippine chuyên về các quyền của người dân bản địa, cùng với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Philippines (CPP) và phe cánh vũ trang của họ, Quân đội Nhân dân Mới (NPA).
Tauli-Corpuz được cho là một thành viên cao cấp của NPA, ông nói với Reuters lời buộc tội là “vô căn cứ, độc ác và vô trách nhiệm.”
“Chính phủ Philippine coi đây là cơ hội để theo đuổi những người mà họ không thích. Tôi lo lắng cho sự an toàn của tôi và sự an toàn của những người khác trong danh sách, bao gồm cả một số nhà hoạt động vì nhân quyền”, cô nói với Reuters.
Nhà nghiên cứu Carlos Conde của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch đã gọi danh sách 55 trang là “danh sách ảo của chính phủ” và cho biết danh sách này đã khiến hơn 600 người rơi vào tình trạng rủi ro vì hành động trả đũa của chính phủ.
“Có một lịch sử lâu dài ở Philippines về các lực lượng an ninh quốc gia và các nhóm dân quân ủng hộ chính phủ ám sát người dân được dán nhãn là thành viên của NPA hoặc những người ủng hộ cho phe cánh này,” ông nói.
Đáp lại việc Tauli-Corpuz bị liệt là thành phần khủng bố, ông Zid Ra’ad Al Hussein, cao ủy viên về quyền con người của LHQ, cho biết Duterte “cần phải kiểm tra thần kinh của ông ấy”.
“Những cuộc tấn công này không thể hiểu được, hội đồng nhân quyền LHQ phải có một tiếng nói”, ông nói.
Duterte nổi tiếng thẳng thắn đã gọi Liên Hiệp Quốc là “ngốc nghếch” khi LHQ lên án về cuộc chiến càn quét tội phạm về ma túy, theo ước tính đã giết chết hơn 12.000 người tại nước này.
Duterte cũng đã công khai chỉ trích Ủy ban Nhân quyền LHQ và đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về các vụ giết người ngoài pháp lý Agnes Callamard, người mà ông nói rằng ông sẽ “tát” vào mặt bà nếu bà bắt đầu điều tra.
Tháng 11, Duterte chấm dứt đàm phán hòa bình với phe nổi dậy của Đảng cộng sản và bày tỏ mong muốn coi họ là “kẻ khủng bố”. Cuộc xung đột gần 50 năm với các nhóm cộng sản đã dẫn tới cái chết của hơn 40.000 người.
- Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ là “thảm họa”
- Bitcoin đã mất 20% giá trị, thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ
- Trump đồng ý gặp Kim Jong Un vào tháng 5 để thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên
Nguồn: Business Insider
COMMENTS