“Pi đã trở thành tiền tệ chính thức” – Người dùng Việt tuyên bố và trao đổi bất chấp vi phạm pháp luật

Phân tích kỹ thuật ngày 22 tháng 3: BTC, ETH, BNB, XRP, LUNA, SOL, ADA, AVAX, DOT, DOGE
Tin vắn Crypto 20/01: Bitcoin đang trên đà đạt $ 100.000 vào năm 2022 cùng tin tức Ripple, Hedera, Dogecoin, Secret Network, Nym, NGRAVE
Tin vắn Crypto 27/1: Các nhà đầu tư lớn sẽ giúp hình thành đáy cho Bitcoin cùng tin tức ETH, XRP, LUNA, Stellar, The Sandbox, NFT

Thời gian gần đây, nhiều người dùng Việt khoe đã mua máy tính, thực phẩm… bằng Pi, bất chấp việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán ở nước ta là vi phạm pháp luật.

Nguyễn Tâm ở Hà Nội cho biết anh đã sử dụng Pi để mua một chiếc máy tính xách tay đã qua sử dụng từ một cửa hàng điện tử ở Hà Nội vào thứ Sáu tuần trước (15/7). Tâm nói, thiết bị này có giá dưới 10 triệu đồng (420 đô la), đã được bán với giá 200 Pi.

Nhà đầu tư tuyên bố mua một máy tính xách tay cũ bằng 200 Pi | Nguồn: Facebook

Anh Nguyễn Lương, chủ một cửa hàng điện tử ở Hà Nội cho biết, anh đã bắt đầu chấp nhận thanh toán cho máy tính xách tay bằng Pi.

“Gần một chục người đã mua hàng của tôi theo cách này”.

Một số người khác cũng khoe trên các nhóm truyền thông xã hội rằng đã sử dụng Pi để mua thực phẩm và thiết bị kể từ ngày 13 tháng 7, khi các nhà phát triển cho phép nó được giao dịch. Thậm chí có người còn sử dụng Pi để thanh toán cho tiền cắt tóc với 0.0063Pi.

Một số thậm chí còn tuyên bố đã đổi Pi lấy tiền, giá trị gần bằng một đô la Mỹ.

Phiên Võ, quản trị viên nhóm Facebook Pi Network Việt Nam, cho biết những người đã KYC (xác thực danh tính) có thể chuyển Pi với nhau. Trong white paper dự án, đây là giai đoạn “mainnet kín”, tức người dùng có thể đổi hàng hóa và Pi cho nhau. Trong khi “mainnet mở” là người dùng có thể trao đổi với các loại tiền tệ khác.

“Những holder chỉ có thể trao đổi Pi cho hàng hóa và dịch vụ, không phải các loại tiền điện tử khác”.

Giá cả được thương lượng giữa các bên vì Pi chưa có giá cố định.

Một số thậm chí tin rằng nó có thể trị giá hàng nghìn đô la. Ví dụ, một người tuyên bố anh ta đã bán cây lan đột biến của mình với giá 2,1 Pi tương đương 20.000 đô la.

Tiền điện tử không được xem là tiền tệ chính thức tại Việt Nam và việc phát hành, giao dịch hoặc sử dụng tiền điện tử để thanh toán có thể bị phạt tới 100 triệu đồng.

Lừa đảo cũng có thể xảy ra, quản trị viên của một nhóm Pi cảnh báo.

“Một số người nói rằng họ chấp nhận Pi là khoản thanh toán cho hàng hóa giá trị cao, nhưng không phản hồi đơn đặt hàng”.

Theo ông, nó chỉ đơn thuần là một chiêu trò quảng cáo.

“Những người khác yêu cầu thanh toán trước và sau đó biến mất khi nhận được Pi”.

Pi đã thu hút rất nhiều sự quan tâm tại Việt Nam khi nó tuyên bố là một loại tiền điện tử có thể dễ dàng khai thác bằng điện thoại thông minh và ứng dụng mạng Pi đã nhiều lần lọt vào danh sách các ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong nước.

Pi vẫn chưa bước vào giai đoạn mở mainnet, vì vậy vẫn chưa được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào.

Các chuyên gia đã cảnh báo rằng đó có thể là một trò lừa đảo vì rất ít thông tin liên quan đến các dự án được tiết lộ cho công chúng.

Tham gia Telegram của Finnews24 để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/s/finnews24

Ông Giáo

Theo VNExpress

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi