Tâm sự tỷ phú Phương Thảo: Bước ngoặt cuộc đời năm 17 tuổi

Hãy luôn khắt khe với bản thân và sản phẩm
Tỷ phú ‘Sói cô độc’ soán ngôi của Jack Ma
Cách đơn giản để giàu gấp rưỡi của Warren Bufett

Từng ước mơ là giảng viên đại học, nữ tỷ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo có bước ngoặt mới trở thành một trong những doanh nhân có hoài bão lớn và đang đóng góp nhiều cho xã hội.

Nữ tỷ phú từ bỏ giấc mơ làm cô giáo

Đầu năm 2020, lần đầu tiên nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập hãng hàng không Vietjet Air, chia sẻ với truyền thông về hành trình kinh doanh từ cô sinh viên năm 17 tuổi tới hiện tại.

Điều thú vị được bà Thảo tiết lộ chính là bước ngoặt khi nhận được học bổng du học năm 17 tuổi. Theo bà, việc tiếp xúc với những luồng tư tưởng mới khi đi du học đã thay đổi hoàn toàn ước mơ thủa bé của mình.

Bà Thảo trao đổi trên tờ Tuổi Trẻ: “Khi còn nhỏ, tôi ước mình sẽ là một cô giáo như mẹ tôi. Ước rằng sau khi tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định ở giảng đường, mua được căn chung cư và chiếc xe máy ‘cá vàng’… là đủ.

Tâm sự tỷ phú Phương Thảo: Bước ngoặt cuộc đời năm 17 tuổi
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet

Tuy nhiên, sau khi nhận học bổng du học, tiếp xúc với môi trường quốc tế lại ở ngay thời điểm các nước Đông Âu đang cải cách chính trị và kinh tế – perestroika – một sự thay đổi lớn lao đang diễn ra tại cái nôi của chủ nghĩa xã hội, và tôi nghĩ Việt Nam cũng sẽ thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường.

Nếu không dấn thân vào kinh doanh tôi không mất quãng thời gian từ chiều đến đêm và cả sáng sớm, chỉ tập trung vào học thôi. Có vẻ như trời cũng không phụ lòng người, năm 21 tuổi, tôi đã có 1 triệu USD trong tay là số tiền rất lớn thời đó khi 1 chỉ vàng có 200.000 đồng.”

Ở tuổi 18, việc đưa ra quyết định rẽ hướng hoàn toàn như bà Thảo có thể xem là mang tầm nhìn lớn bởi giấc mơ làm cô giáo là ước mơ tốt đẹp trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Doanh nhân xuất thân từ giảng viên

Ông Trương Gia Bình là người có công lớn trong việc thành lập Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1995, cũng như từng giảng dạy tại đây. Năm 2006, ông Bình mở Đại học FPT và tham gia giảng dạy một số môn học như Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp.

Trong khi đó, ông Bùi Quang Ngọc là giảng viên Khoa Toán, Khoa Tin học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội từ những năm 1979-1982 và 1986-1995. Thời gian đầu làm việc tại FPT, ông Ngọc giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm Trung tâm Tin học ISC – tiền thân của các ngành ICT của FPT ngày nay (FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT Trading).

Còn ông Trần Mộng Hùng, Cựu chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, từng có thời gian là giảng viên trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (từ năm 1978 đến 1980). Nguyễn Tử Quảng tốt nghiệp Khoa Công nghệ thông tin, Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, khoa CNTT.

Doanh nhân cuối đời đi học

Vợ chồng ông ‘Dũng Lò Vôi’ nhận bằng tiến sĩ danh dự và chứng nhận giáo sư danh dự của Đại học Apollos, Mỹ. Đó là danh hiệu “Doctor and master of business Administration” (Tiến sĩ và danh dự về quản trị kinh doanh).
Tâm sự tỷ phú Phương Thảo: Bước ngoặt cuộc đời năm 17 tuổi
Đại gia Dũng lò vôi không học vẫn nhận bằng tiến sĩ danh dự

Còn bà Hằng – vợ ông – được vinh danh “Certificates for honorary visiting professor” (Giáo sư danh dự). Đây được xem là những danh hiệu danh giá nhất mà trường Apollos trao tặng cho những doanh nhân có những cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động vì cộng đồng tại châu Á.

Ở tuổi 73, ông Lê Thanh Thản, hay còn gọi là “đại gia điếu cày”, cũng được nhận bằng cử nhân danh dự của Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU). Viện này không phải là trường đại học hàn lâm bình thường chuyên đào tạo sinh viên, các nghiên cứu sinh về các lĩnh vực khác nhau, có phân khoa đào tạo như các trường trên thế giới hiện nay mà hoạt động theo mô hình đặc thù tinh gọn như một Viện tư liệu và nghiên cứu tổng hợp về những giá trị sáng tạo và nội dung kỷ lục của cộng đồng kỷ lục gia trên thế giới.

Không bằng đại học vẫn thành danh

Bà Nguyễn Thị Như Loan sinh năm 1960, quê gốc ở Phú Yên. Mới chỉ học lớp 12, không hề có tấm bằng đại học nào trong tay nhưng bà vẫn là một “nữ tướng” tài ba và nổi danh trên thương trường Việt Nam.

Bà lọt top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012, top 100 nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu được vinh danh và nhận cúp Bông hồng vàng (là giải thưởng do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm vinh danh nữ doanh nhân tiêu biểu của năm).

Tâm sự tỷ phú Phương Thảo: Bước ngoặt cuộc đời năm 17 tuổi
Bầu Đức

Ông Đoàn Đức Nguyên (Bầu Đức) là người không có duyên với chuyện học hành. Năm 1982, khi vừa tròn 20 tuổi, bầu Đức tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm. Ông khăn gói quả mướp lên TP. Hồ Chí Minh thi đại học nhưng bị trượt. Bước ngoặt để ông Đức trở thành thương gia là khi ông 22 tuổi, sau 4 lần thi đại học không thành, ông nhận ra rằng, có nhiều con đường để dẫn đến thành công.

Tập đoàn Hoa Sen là “ông trùm” đứng sau sự kiện Nick Vujicic đến thuyết trình ở Việt Nam mới đây với giá 36 tỷ đồng. Ít ai biết chủ tịch của tập đoàn “chịu chơi” này – ông Lê Phước Vũ – là người chưa từng học đại học.

Ông Vũ sinh năm 1963, quê gốc tại Quảng Nam. Ông khởi nghiệp từ năm 1994 bằng một cơ sở bán lẻ tôn. Năm 2001, ông thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương với số nhân viên là 22 người và xây dựng công ty lớn mạnh đến ngày nay.

Ông Dương Ngọc Minh là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) cũng chưa từng học đại học.

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi