Bitcoin bắt đầu một tuần mới khi các trader vẫn đang gánh chịu tác động của đợt giảm lớn vừa qua đưa giá xuống thấp nhất là 41.900 đô la.
Động thái phục hồi khiêm tốn hiện đang phải vật lộn với một số kháng cự đáng gờm và mức đầu tiên là 50.000 đô la.
Khi tâm lý sợ hãi tột độ lan khắp các thị trường, các nhà phân tích hiện cho rằng cuối quý 4/2021 có khả năng sẽ không tạo mô hình đỉnh suy thoái như đã dự đoán.
Bên cạnh đó, cũng có người lo ngại Bitcoin sẽ giảm sâu hơn trước khi tìm thấy đáy và thực sự phục hồi.
Tất cả những suy đoán này liệu có xảy ra trong những tuần cuối cùng của năm nay không? Bài viết sẽ phân tích 5 yếu tố cần theo dõi trong tuần tới.
Sau khi đạt gần 50.000 đô la vào đầu tuần này, BTC hiện đã quay trở lại khoảng 48.000 đô la – vẫn giảm 16% trong một tuần.
So với mức cao nhất mọi thời đại là 69.000 đô la, giá hiện thấp hơn 30% – một mức khá lớn, nhưng không có nghĩa là phá kỷ lục của Bitcoin.
______ ~40% Corrections 2W RSI Floor Breaks
2013 4 1 (bear confirmed)
2017 7 1 (bear confirmed)
2021 6 0 (excluding Mar 2020) pic.twitter.com/B1nwFEDwKP
— TechDev (@TechDev_52) December 5, 2021
Sau các dự đoán về giá, sự chú ý hiện đang tập trung vào khả năng phục hồi khi bước sang năm 2022.
“Dự đoán cơ bản của tôi là hợp nhất/giao dịch phạm vi cho đến hết năm, tạo ra funding rate/phí chênh lệch âm, trước khi chuyển sang tăng giá vào quý 1”, William Clemente dự báo trong một cuộc thảo luận trên Twitter.
Biểu đồ nến BTC/USD 4 giờ | Nguồn: TradingView
Tính bền vững của đà phục hồi giá sẽ phụ thuộc vào thị trường phái sinh sau khi số lượng lớn vị thế bị thanh lý.
Thay đổi OI hợp đồng tương lai trong 1 ngày | Nguồn: Twitter
Các sự kiện hôm thứ 6 đã phần nào “thiết lập lại” hợp đồng mở (OI) của hợp đồng tương lai Bitcoin về mức được thấy lần cuối vào tháng 9 tại các mức giá tương tự trong lần sụt giảm mới nhất.
Biểu đồ OI hợp đồng tương lai Bitcoin | Nguồn: Coinglass
Các thị trường vĩ mô hiện cũng gặp khó khăn không kém, nhưng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới trong tuần này có thể “đổ thêm dầu vào lửa”.
Chỉ số CPI của Hoa Kỳ trong tháng 11 được cho là sẽ vượt xa con số gây sốc 6,2% của tháng 10 so với cùng kỳ năm trước.
Economists on average expect next week’s CPI print for what happened in November to be 6.7% year-over-year (up from 6.2% in the month prior) and for the month-over-month print to be 0.7% (down from the month prior’s 0.9%). pic.twitter.com/ljOEZQVDBz
— Lyn Alden (@LynAldenContact) December 5, 2021
“Các nhà kinh tế học trung bình dự đoán chỉ số CPI của tuần tới cho những gì đã xảy ra vào tháng 11 là 6,7% so với cùng kỳ năm trước (tăng từ 6,2% của tháng trước) và cho mức hàng tháng là 0,7% (giảm so với tháng trước 0,9%)”.
Dự đoán của các nhà kinh tế đã được Lyn Alden, nhà bình luận tài chính và người sáng lập Lyn Alden Investment Strategy, ghi nhận. Cô nói thêm rằng nhà ở – một chỉ số chậm hơn không xuất hiện vào tháng trước có thể sẽ là yếu tố dẫn đến các kết quả này.
Vào tuần trước, lạm phát lại trở thành tâm điểm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell dường như ám chỉ rằng cụm từ “tạm thời” không còn phù hợp nữa.
Bitcoin đã ngay lập tức phản ứng. Do đó, bò sẽ chú ý đến dữ liệu CPI mới với hy vọng có phản ứng tương tự như tháng 10.
Bất chấp biến động gần đây, tiền điện tử hàng đầu được cho là cách giải quyết tốt nhất có thể để bảo vệ sức mua, đặc biệt là vì lạm phát trên thực tế cao hơn nhiều do có các tài sản không được tính vào CPI.
“Mọi người đều đang trải qua lạm phát hai con số nếu họ đo lường một cách chính xác và cần Bitcoin nhiều hơn những gì họ nhận ra”, CEO MicroStrategy Michael Saylor, một nhà phê bình CPI nổi tiếng trong giới Bitcoin, cảnh báo vào cuối tháng trước.
Trong khi đó, hoạt động in tiền của ngân hàng trung ương gần đây đã bị người đứng đầu một quốc gia có chủ quyền khác chỉ trích.
“Các bạn có thể ngừng in thêm tiền được không? Bạn sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Thật thiếu suy nghĩ thấu đáo”, Nayib Bukele, chủ tịch El Salvador, trả lời bài phát biểu về “không còn tạm thời” của Powell.
Theo nhà phân tích Michaël van de Poppe, Bitcoin phải đối mặt với khoảng trốnghợp đồng tương lai “khổng lồ” trong tuần này – một khoảng trống lớn đến mức không thể lấp đầy ngay lập tức, và các trader không nên bỏ qua nó.
Mặc dù các trader phái sinh gia tăng áp lực giảm giá vào cuối tuần nhưng hợp đồng tương lai có thể hình thành mục tiêu cho động lượng tích cực.
Hợp đồng tương lai CME đóng hôm thứ 6 tại 53.545 đô la – cao hơn 5.000 đô la so với mức giá giao ngay tại thời điểm viết bài.
Theo truyền thống, BTC cũng có thể tăng lên để “lấp đầy” khoảng trống đó, mở đường cho quá trình lấy lại ít nhất 50.000 đô la dưới dạng hỗ trợ và thậm chí có thể là mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ đô la.
“Sẽ có khoảng trống CME lớn đến 53.500 đô la vào cuối ngày hôm nay. Rất thường xuyên, gần như 99% thời gian, chúng được đóng vào một thời điểm nào đó. Ít nhất là một mức quan trọng để theo dõi trong những tuần tới nếu thị trường tiếp tục tăng đối với Bitcoin”, van de Poppe dự báo vào chủ nhật.
Hợp đồng tương lai Bitcoin CME 1 giờ cho thấy khoảng trống | Nguồn: TradingView
Trong khi đó, động thái sụt giảm đã thành công thu hẹp khoảng trống trước đó xuất hiện vào cuối tháng 11.
“Một số biến động nhỏ trên thị trường vào cuối tuần, nhưng tôi hy vọng biến động thực sự sẽ xuất hiện khi mở tuần và hợp đồng tương lai ở Hoa Kỳ hoạt động trở lại”, van de Poppe nói thêm.
Mặc dù chỉ vài tháng sau khi giá tháng 9 chao đảo, tình trạng hỗn loạn của tuần trước đang khiến nhiều người nhớ lại các sự kiện của tháng 3/2020.
Khi đó, virus Corona đã gây ra tình trạng bất ổn, khiến BTC bị bán tháo đáng kể, dẫn đến giá lao dốc 60% chỉ trong một tuần.
Một điểm khác biệt chính là thành phần thị trường: 18 tháng trước, các trader đòn bẩy ít hơn và ảnh hưởng của họ đối với thị trường nhỏ hơn nhiều.
Nguồn: Daan Crypto Trades
Danny Scott, CEO của sàn giao dịch CoinCorner, cho biết trong một loạt các tweet hôm thứ 7:
“Lần giảm này của Bitcoin không phải do tâm lý thúc đẩy, mà do những người chơi sử dụng đòn bẩy và bị thanh lý. Tâm lý vẫn rất lạc quan”.
Scott lập luận rằng trong khi tâm lý vẫn còn nguyên vẹn, thời gian đang xoa dịu tâm lý và hy vọng năm 2021 sẽ kết thúc với sự bùng nổ hơn là sụp đổ. Tháng 3/2020 chứng kiến phục hồi chậm chạp từ mức thấp, chỉ tăng nhanh khoảng 8 tháng sau đó.
Trong khi đó, xem xét chỉ số sợ hãi & tham lam cho thấy nhiều người tham gia đã bị sốc, với 16/100 đánh dấu “sợ hãi tột độ” và là điểm số thấp nhất kể từ tháng 7.
Van de Poppe nói thêm về chỉ số này:
“Tâm lý sợ hãi đã không xuống thấp như vậy kể từ vụ sụp đổ của tháng 5. Có thể so sánh nó với một đám tang. Tôi thích nó”.
Chỉ số sợ hãi và tham lam | Nguồn: Alternative.me
Sự hoảng loạn của trader giao ngay và tiêu đề báo chí chính thống về ngày tận thế đã không ảnh hưởng đến hoạt động mạng quan trọng của Bitcoin, nhấn mạnh quan điểm dài hạn của các thợ mỏ.
Ngay cả khi giá giảm xuống 42.000 đô la cũng không ảnh hưởng đến hiệu suất và hashrate – thước đo sức mạnh tính toán dành riêng cho mạng – vẫn ở gần mức cao nhất mọi thời đại.
Highest hashrate since April pic.twitter.com/qYw2htrtVl
— Nico (@CryptoNTez) December 4, 2021
“Hashrate cao nhất kể từ tháng 4”.
Các ước tính khác nhau đưa ra định nghĩa khác nhau về thước đo hashrate Bitcoin cao nhất từ trước đến nay. Theo MiningPoolStats, hashrate đang duy trì mức cao nhất từ trước đến nay.
Biểu đồ hashrate Bitcoin | Nguồn: MiningPoolStats
Mức trung bình trong 7 ngày của Blockchain.com hiện là 162 exahashes/giây (EH/s) – giảm 18 EH/s so với kỷ lục trước cuộc đàn áp của Trung Quốc vào tháng 5.
Biểu đồ hashrate trung bình trong 7 ngày của Bitcoin | Nguồn: Blockchain.com
Dù vậy, xu hướng phổ biến vẫn là hành động giá giao ngay chắc chắn theo các xu hướng của hashrate.
Độ khó, giữ cho Bitcoin ở trạng thái cân bằng bất kể hashrate thay đổi như thế nào, hiện được thiết lập để tăng chưa đến 1% trong thời gian 6 ngày. Trước đó, chỉ số này được dự kiến sẽ giảm.
Tham gia Telegram của Finnews24 để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/s/finnews24
Đình Đình
Theo Cointelegraph
COMMENTS