Thu ngân sách về đích sớm phản ánh rủi ro gì?

Techcombank xin ý kiến cổ đông khóa room nước ngoài về 0%
Thị trường tài chính ngày 12/06 – Chứng khoán Mỹ lao dốc gần 1.900 điểm, giá dầu sụt 8%
“Bà hỏa” và những lần viếng thăm ám ảnh với các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán

Như vậy, thu ngân sách đã về đích trước hơn một tháng so với kế hoạch. Cán cân ngân sách tổng thể đang thặng dư hơn khoảng 120.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, thay vì báo hiệu sự thịnh vượng, tăng trưởng cao của nền kinh tế, thì sự vượt thu và thặng dư ngoài kế hoạch này lại đang phản ánh một rủi ro khá lớn, đó chính là sự gia tăng phi mã của giá cả trong nhiều lĩnh vực.

Về nguyên tắc, thuế được đánh dựa trên mức giá hoặc thu nhập danh nghĩa (tức thu nhập tính theo đơn vị tiền tệ). Khi mức giá tăng, số thu các loại thuế/phí gián thu như giá trị gia tăng (VAT) cũng sẽ tăng tương ứng.

Một mặt hàng có giá trước thuế là 100 đồng, với thuế suất 10% thì số thu thuế VAT sẽ là 10 đồng. Nếu giá trước thuế của mặt hàng này tăng lên 120 đồng, thì số thu thuế cũng sẽ tăng lên 12 đồng. Tương tự như vậy, khi thu nhập danh nghĩa tăng lên, số thu các loại thuế/phí trực thu như thuế thu nhập cũng tăng lên tương ứng. Ngoài ra, tính lũy tiến của một số loại thuế, như thuế thu nhập cá nhân, còn giúp số thu thuế tăng nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập danh nghĩa.

Tăng trưởng GDP (hay thu nhập thực) của Việt Nam trong chín tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, dự báo cả năm 2021 cũng khó vượt được 2%. Điều này có nghĩa là các hoạt động kinh tế đang tăng rất chậm. Trong khi đó, số thu ngân sách nhà nước lại đang tăng đột biến. Nếu không có bất thường nào đến từ bán tài sản nhà nước, thì việc về đích sớm của thu ngân sách của Việt Nam chỉ có thể được lý giải là nhờ giá cả tăng cao.

Giá cả trong nhiều lĩnh vực tăng mạnh giúp các doanh nghiệp có doanh thu/lợi nhuận tăng vọt ngay cả khi tăng trưởng sản lượng thấp. Theo đó, số thu thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp,… cũng tăng lên. Tiền công tiền lương của người lao động trong các lĩnh vực đó tăng giúp làm tăng số thu thuế thu nhập cá nhân. Đặc biệt, giá và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán) tăng mạnh cũng giúp các loại thuế, phí đánh vào chuyển nhượng tài sản tăng lên tương ứng.

Có thể thấy, sau 11 tháng của năm 2021, các khoản thu ấn tượng nhất đến từ các lĩnh vực có sự gia tăng đột biến về giá cả. Bất chấp sản lượng khai thác sụt giảm, thu từ dầu thô ước đạt 164,2% so với dự toán; giá nhà đất tăng nhanh sau những động thái hạ lãi suất của khu vực ngân hàng giúp thu về nhà, đất đạt 121,6% dự toán; thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác đạt 177,1% dự toán; thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt 107,9% dự toán. Có tới 50 địa phương thu đạt trên 95% dự toán.

Trong hầu hết các nền kinh tế, chính phủ thường là người “vui” nhất, còn những người giữ tiền là buồn nhất khi giá cả tăng nhanh. Khi giá cả tăng, không chỉ giá trị thực (real value) của các khoản nợ công sẽ giảm (các khoản nợ giảm giá trị), mà các khoản thu ngân sách danh nghĩa (nominal value) như thuế, phí cũng sẽ tăng. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm, sự gia tăng giá cả một mặt làm suy giảm sức mua. Mặt khác, nó làm tăng thêm gánh nặng thuế đối với hầu hết người dân và doanh nghiệp.

Điều này gợi ý rằng, các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong thời gian tới, nếu được triển khai, nên được hướng vào giảm thuế, phí, đặc biệt là đối với hàng hóa đóng vai trò là yếu tố đầu vào của sản xuất và có giá cả tăng mạnh trong thời gian qua như xăng dầu, nguyên vật liệu trong nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Những chính sách như vậy sẽ vừa giúp giảm chi phí, kích thích sản xuất của doanh nghiệp, vừa giúp giải tỏa rủi ro lạm phát cho toàn nền kinh tế.

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi