Áp lực chốt lời mạnh VN30 mất hơn 7 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần

Nhiều doanh nghiệp ở Quảng Ngãi kêu khó về thủ tục vay vốn
Dự báo EUR/USD: Đấu tranh để tìm hướng đi trong bối cảnh lợi suất trở lại
Việt Nam sắp có thêm ngân hàng 100% vốn ngoại thứ 9

Tin tức chứng khoán VN30

Tin tức chứng khoán, sau khi chạm mức điểm 1010, VN-Index tiếp tục được kỳ vọng sẽ vượt được mức đỉnh cũ 1025 trong tuần này. Đây cũng chính là mức đỉnh cũ 1 năm về trước của VN-Index trước khi rơi xuống đáy vực do dịch bệnh Covid. Với một tâm thế đầy hứng khởi khi có dòng tiền lớn hỗ trợ các phiên gần đây cộng với diễn biến các tin tức vĩ mô trong nước đang dần tốt lên giúp các nhà đầu tư mạnh dạn giải ngân hơn.

Tuy nhiên, dù thanh khoản thị trường luôn duy trì đều đặn, chưa hề có dấu hiệu sụt giảm nhưng cả buổi sáng, chỉ số chỉ di chuyển được rất chậm, nhích được khoảng 2 điểm so với đầu ngày. Xu thế giằng co, giao tranh diễn ra liên tục suốt đầu phiên tới tận gần 2h chiều và phải đến sau đó, phe bán đã chính thức giành chiến thắng. Chỉ số tụt dốc không phanh, đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, tương ứng 1003, 08 điểm, mất hơn 7 điểm (0,71%) so với tham chiếu. Thanh khoản giao dịch ở mức cao, gần 11280 tỷ với 533 triệu đơn vị khớp lệnh. HNX-Index cũng giảm 0,32% xuống 147,7 điểm. Riêng UPCoM-Index thì lại ngược dòng tăng 0,16% lên 66,9 điểm.

Dòng tiền trong nhóm VN30 nay có sự cải thiện hơn 1 chút. Chỉ số này giảm ít hơn thị trường chung cho thấy xu hướng dòng tiền đang dần bắt đầu quay về nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để hạn chế bớt rủi ro. Kết thúc phiên giao dịch, VN30 đóng cửa ở mốc 965,89 điểm, giảm mất 5,22 điểm ( 0,54%) so với đầu ngày. Lượng tiền giao dịch trong nhóm này lên tới 6260 tỷ đồng. Số mã giảm áp đảo các mã tăng điểm khi có đến 20 mã, 1 cổ phiếu tham chiếu còn 9 mã giảm. HDB (HM:HDB) vẫn là mã dẫn đầu, ngày từ đầu sáng, cổ phiếu này đã xuất hiện mức giá trần 22,950. Tin tức tích cực về hoạt động của công ty thêm vào việc giá đã điều chỉnh giảm do chia cổ tức khiến HDB rất được chú ý. Dù vậy kết thúc phiên, giá cổ phiếu bị giảm về mốc 22000, chỉ tăng 2,6% so với tham chiếu. Đà giảm cũng bắt đầu xuất hiện mạnh khi thị trường chung có dấu hiệu điều chỉnh giảm khiến lực bán chốt lời cổ phiếu cũng tăng theo. REE (HM:REE) cũng là cổ phiếu tăng mạnh đầu sáng và kết cục tương tự HDB, tăng nhẹ 2,1%. Nhóm tăng điểm thì có đến 5 mã là cổ phiếu ngân hàng, gồm có MBB (HM:MBB), TCB (HM:TCB), STB (HM:STB), EIB (HM:EIB) tuy nhiên mức tăng cũng không đáng kể , quanh 1%. Trong khi đó, nhóm giảm điểm có TCH mất tới 3,5%. Sau phiên tăng kịch trần biên độ ngày 20/11 thì đến nay, cổ phiếu vẫn chưa có động thái gì bứt phá tiếp. Hai “leader” của thị trường giai đoạn trước đó là MSN (HM:MSN) và HPG (HM:HPG) thì xếp cuối danh sách, đều giảm trên 2%. Bộ ba ông lớn ngân hàng BID (HM:BID), VCB (HM:VCB), CTG (HM:CTG) đồng pha mất 1,6%. Có GAS (HM:GAS), SAB (HM:SAB) giữ nguyên mức giá đầu ngày.

Thông tin đưa ra khi OPEC+ tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng 7,7 triệu thùng/ngày như hiện nay đi kèm với đó là một loạt các quốc gia đã sẵn sàng cho việc triển khai vắc-xin Covid-19 trên diện rộng, mở ra cơ hội sớm chấm dứt dịch bệnh Covid-19, đã làm giảm bớt áp lực, giúp giá dầu thế giới hôm nay duy trì ở mức cao nhất 5 tháng. Dù vậy, nhóm dầu trong nước lại phản ứng khá trái chiều với điều này. Có 3 mã có sắc tím kịch trần trong nhóm tuy nhiên đều được giao dịch trên sàn Up-com và có rất ít khối lượng khớp lệnh mỗi phiên. Đó là POB, PND, PTV. Trong khi đó, các cổ phiếu hay được các nhà đầu tư chú ý như PVC (HN:PVC), BSR, OIL (HN:OIL) PVS (HN:PVS) đều có mức giảm khá lớn trên 2%. PLX (HM:PLX) cũng không ngoại lệ, giảm 1%. Nhóm phân đạm có liên quan đến giá dầu nhiều nhất khi sử dụng sản phẩm này là nguyên liệu đầu vào quá trình sản xuất, cũng phản ứng tiêu cực không kém. Đa phần cổ phiếu đều có sắc đỏ giảm giá trong đó DCM (HM:DCM) giảm nhiều nhất 2,1%. DPM (HM:DPM), LAS (HN:LAS) dưới 2%.

Nhóm chứng khoán vẫn chưa thực sự được thị trường chú ý. Các bulechips đầu ngành như SSI (HM:SSI), HCM (HM:HCM) phiên nay tiếp tục bị điều chỉnh giảm nhẹ. Năm nay với thanh khoản thị trường liên tục duy trì ở mức cao thường xuyên như thế này thì chắc chắn dòng hưởng lợi mạnh nhất sẽ là dòng chứng. Nhưng nhìn tổng quan diễn biến các cổ phiếu ngành này thì đa phần mới chỉ tăng thêm khá thêm, chưa thực sự bứt phá. VND (HM:VND) có lẽ dẫn đầu về hiệu suất khi cổ phiếu này đã tăng gần như gấp đôi kể từ đầu tháng 8 trở về đây, đi nhanh hơn khá nhiều so với những anh lớn trong ngành. VCI (HM:VCI) cũng là một trường hợp đặc biệt. Mức tăng của cổ phiếu này cũng đã gấp đôi trong khoảng thời gian giống VND. Sau nhịp nghỉ dừng chân hơi lâu ở cuối tháng 10 vừa rồi, VCI tiếp tục bứt tốc và hiện giờ đã đạt 41.700/CP, trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất ngành. Phiên hôm nay chỉ ghi nhận 1 số cổ phiếu nhỏ ở dưới như VDS (HM:VDS), AGR (HM:AGR), MBS (HN:MBS) có sắc xanh tích cực. Duy chỉ có TVB tăng tới 6%. Năm nay TVB cũng có kết quả kinh doanh khá thành công về cả doanh thu và lợi nhuận, 9 tháng đầu năm công ty ghi nhận đã gấp 4 lần so với cùng kỳ. Tháng 12 sắp tới, TVB cũng sẽ tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% vào ngày 09/12.

Nhóm cảng biển cũng đã có sự phân hóa dần dần giữa các công ty trong ngành. HAH là cổ phiếu dẫn đầu nhóm tăng khi đạt mức 5,7%. Xếp dỡ Tân Cảng, TCL, một công ty có bề dầy truyền thống về việc chi trả cổ tức cao, khoảng 50%/năm, vẫn duy trì sắc xanh rất tốt 2,7% trong phiên điều chỉnh mạnh của thị trường. Hai công ty dịch vụ cảng AST, SCS (HM:SCS) nhích nhẹ so với tham chiếu. Ngược lại với đó SGP (HN:SGP) mất tới 4,5% xuống 10700. GIC sau khi tăng lại mức cao nhất của mình thì cũng bắt đầu lại quay xuống, hiện giờ giá cổ phiếu dừng ở mốc 18400. Nhóm vận tải như PVS, SKG giảm mất 2%. GMD (HM:GMD) chỉ bị giảm nhẹ 0,7%. 9 tháng đầu năm nay, GMD đã hoàn thành 95% kế hoạch năm và sắp đưa vào vận hành cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất tại Việt Nam. Thông tin quỹ VI Fund II đăng ký bán ra 43 triệu cổ phiếu nhưng giá của GMD không bị giảm mạnh đủ để thấy lực cầu đang hấp thụ tốt như thế nào.

Phiên nay khối ngoại giao dịch khá sôi động, mỗi bên mua bán đều thực hiện tổng giá trị hơn ngàn tỷ. Bên mua vượt trội hơn với gần 140 tỷ. Tuy nhiên, chứng khoán được mua nhiều nhất phiên nay là chứng chỉ quỹ FUEVFVND, theo sau đó là các mã như VHM (HM:VHM), VRE (HM:VRE), VIC (HM:VIC), VNM (HM:VNM) và 1 số mã trong nhóm VN30 nữa. DHC cũng đóng góp tỷ trọng không nhỏ với gần 60 tỷ được giao dịch. Chiều bán thì cũng là những mã trong bộ chỉ số vốn hóa lớn. Ngoài ra có thêm GMD và FRT (HM:FRT). Sàn HNX thì giao dịch trầm lắng hơn, bên mua gom nhiều SZB, BVS (HN:BVS), TNG (HN:TNG) trong khi bên bán xả mạnh SHS (HN:SHS), VCS (HN:VCS), BVS, CVN.

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi