Trump có thể giành chiến thắng trước phương Tây
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết trên một bài đăng trên mạng xã hội rằng nước Mỹ sẵn sàng trở thành ngân hàng của bất cứ các quốc gia G7 khác.
Giọng điệu chua cay cá nhân của Tổng thống Donald Trump và nhóm của ông với chủ nhà của hội nghị G7, thủ tướng Canada, thậm chí còn gây sốc hơn khi Trump gọi Justin Trudeau là kẻ “không trung thực và yếu đuối” trên Twitter.
Một khi đã sử dụng ngôn từ như vậy về các đồng minh thì rất khó có thể tham chiếu các chính sách kinh tế hoặc sự kiện ưu đãi kèm theo. Như ông Trump đã nhắc đến việc Canada áp mức thuế cực cao với các chế phẩm từ sữa của Mỹ (Mỹ cũng thực hiện tương tự với sản phẩm đường cùa Canada). Tuy vậy chế phẩm sữa chỉ là một phần nhỏ trong tổng lượng hàng hóa được Mỹ xuất khẩu qua Canada (không đến 0,2%). Trong khi đó lượng hàng hóa Mỹ xuất sang Canada nhiều gấp đôi lượng hàng Mỹ nhập từ đồng minh phía bắc. Chưa kể thuế suất trung bình của Mỹ là 1,6% cũng cao gấp đôi Canada.
Về các mức thuế mới của Mỹ với thép, nhôm, máy giặt và pin mặt trời thì Canada sẽ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Khoảng hơn 12 tỷ USD hàng hóa của Canada sẽ nằm trong diện chịu thuế. Liên minh Châu Âu đứng thứ 2 khoảng dưới 8 tỷ USD.
Còn Trung Quốc – nước vi phạm nghiêm trọng hơn bao giờ hết các quy tắc và định mức thương mại thì sao? Chỉ khoảng 3,5 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc – không đến một nửa so với EU, và chỉ chiếm một phần tư so với việc Canada chịu ảnh hưởng.
Tại sao lại thế? Có khả năng chính quyền Trump không đưa ra chính sách thương mại dựa trên các sự kiện kinh tế. Mỹ chỉ đưa ra chính sách một cách ngẫu nhiên, song nhiều khả năng nước này đang gửi một thông điệp đến các đồng minh lâu dài của nó. Đáng chú ý Trump đã từ chối ký tuyên bố chung của Hội nhị G7, trong đó có đề cập đến “trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc” do chính Mỹ tạo ra bốn năm sau Thế chiến II. Hoặc giả thuyết thứ hai, mục tiêu trừng phạt của Trump chính là các đồng minh nhằm thay đổi tư duy của họ – tư duy rằng Mỹ coi trọng trật tự với các đồng minh hơn cơ hội thúc đẩy xuất khẩu.
Để hiểu được suy nghĩ này, chúng ta cần quay trở lại năm 1947. Vào tháng Tám năm đó, Mỹ đã cử đại diện đến Geneva đàm phán việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế và đại diện ở Paris để đàm phán các điều khoản tham gia vào Kế hoạch Marshall. Tại Geneva, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về Kinh tế, Clayton đã tranh cãi với Chủ tịch Hội đồng thương mại Anh Stafford Cripps về việc bảo vệ đặc quyền của Anh đối với các thị trường thuộc địa. Cripps nhấn mạnh việc nhượng bộ là “không thể” trong khi Anh đang ở giữa một cuộc khủng hoảng đồng GBP. Clayton giận dữ đã cố gắng thuyết phục Bộ trưởng Ngoại giao George Marshall đưa ra tuyên bố chung của Tổ chức Thương mại Quốc tế mà không có Anh nếu nước này tiếp tục thể hiện thái độ “coi thường” đối với các cam kết tự do hóa của tổ chức. Mỹ phải, Clair Wilcox khẳng định, có “đưa lên trang đầu bài báo ‘Hệ thống ưu đãi đế chế bị phá vỡ ở Geneva.'” Viện trợ Marshall và cắt giảm thuế quan Mỹ, ông lập luận, là “vũ khí mặc cả mà chúng ta không bao giờ có thể sở hữu một lần nữa”.
Nhưng Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, với sự hỗ trợ của Marshall, bác bỏ phương án này, bởi lo ngại sự rạn nứt công khai giữa London và Washington sẽ bị các lực lượng cánh tả Anh và điện Kremlin lợi dụng, dẫn đến các vấn đề an ninh mới ở Hy Lạp và Ý. Như vậy, việc Clayton cắm chốt ở Geneva được coi là “vũ khí” để có được nhượng bộ thương mại từ Anh – ở đây chính là chiến dịch Marshall – đây được coi là nước cờ quan trọn để duy trì đối trọng với Liên Xô.
Quan điểm này tồn tại qua bốn thập kỷ của Chiến tranh Lạnh. Trong những năm 1980, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã coi G-7 không phải là diễn đàn thương lượng kinh tế mà là một phương tiện để điều phối các đồng minh phương Tây đối phó với Moscow.
Bởi vậy giữa bối cảnh năm 2018, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ không còn nhìn thấy việc hợp tác với các đồng minh là cần thiết. Liên Xô không còn tồn tại nữa. Thứ hai, người Mỹ không quan tâm đến Crimea; họ không quan tâm đến sự trừu tượng của nền dân chủ. Họ quan tâm đến việc chiến thắng các cuộc chiến thương mại.
Chiến lược của Canada và EU vào thời điểm này đó là chờ đợi Trump nghỉ hưu, với giả định Trump sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong vòng hai năm rưỡi nữa hoặc ít hơn, để quan hệ với Mỹ trở lại bình thường.
Nguồn: Business Insider
COMMENTS