Từ lãi sang lỗ sau kiểm toán, đơn vị kiểm toán Deloitte nghi ngờ khả năng tiếp tục hoạt động của PVC Mekong

‘อโกด้า’ เผยคนไทยแห่เที่ยวทะเลรับหยุดยาวสงกรานต์
ธีมหุ้นเข้าดัชนี SET 50
สหราชอาณาจักรทุ่มงบทหารสูงสุดในรอบ 30 ปี 

Tại ngày 30/6/2017, nợ ngắn hạn của PVC Mekong vượt quá tài sản ngắn hạn 39,1 tỷ đồng so với con số 33,9 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016. Lỗ lũy kế 323,4 tỷ đồng và đã vượt quá vốn góp của chủ sở hữu.

 

Báo cáo tài chính soát xét giữa niên độ 2017 sau kiểm toán của Công ty cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí (PVC Mekong – PXC) cho thấy, 6 tháng đầu năm, PVC Mekong lỗ ròng 11,2 tỷ đồng so với con số lãi 1,3 tỷ đồng mà Công ty tự lập. Theo đó, con số lỗ lũy kế tăng lên 323,4 tỷ đồng, vượt vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, hãng kiểm toán Deloitte cũng đã đưa ra một loạt vấn đề mà hãng không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp. Do vậy, hãng này đã từ chối không đưa ra kết luận nào về Báo cáo tài chính giữa niên độ 2017 của PVC Mekong.

Cụ thể, tại ngày 30/6/2017, nợ ngắn hạn của PVC Mekong vượt quá tài sản ngắn hạn 39,1 tỷ đồng so với con số 33,9 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016. Lỗ lũy kế 323,4 tỷ đồng và đã vượt quá vốn góp của chủ sở hữu. Theo Deloitte, PVC Mekong đã thiếu hụt nghiêm trọng khoản vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, các khoản nợ đến hạn của PXC tính đến 30/6/2017 bao gồm số dư gốc vay quá hạn, chưa được thanh toán và đang bị khởi kiện với số tiền 119,5 tỷ đồng.

Với các yếu tố trên, Deloitte nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của PVC Mekong. Deloitte cho rằng, khả năng tiếp tục hoạt động của công ty phụ thuộc vào các hỗ trợ tài chính từ các cổ đông cũng như dòng tiền, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.

Tuy nhiên, hãng kiểm toán này cho biết đã không thể thu nhập được đầy đủ bằng chứng soát xét cần thiết về cam kết hỗ trợ tài chính từ các cổ đông, kể cả dòng tiền của Công ty trong vòng ít nhất 12 tháng sắp tới cũng như các bằng chứng cho thấy khả năng trả nợ của Công ty cho các khoản nợ đến hạn và đã quá hạn. Do đó, Deloitte không thể xác định liệu báo cáo tài chính giữa niên độ kèm theo được lập với giả định Công ty sẽ tiếp tục hoạt động liên tục có phù hợp hay không.

Bên cạnh đó, hãng kiểm toán này cũng từ chối đưa ra kết luận đối với kết quả kinh doanh của công ty. Cụ thể, PVC Mekong chưa ghi nhận vào kết quả kinh doanh dự phòng giảm giá hàng tồn kho là chênh lệch giá trị còn lại của hàng hóa bất động sản đầu tư tại dự án Bạc Liêu Tower và giá bán dự kiến của dự án này, với số tiền 3,4 tỷ đồng.

“Các tài liệu cho thấy, nếu Công ty ghi nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho nêu trên vào kết quả kinh doanh trong kỳ thì trên Bảng cân đối kế toán giữa niên độ tại ngày 30/6/2017, khoản mục “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” sẽ tăng lên 3,4 tỷ đồng. Đồng thời, trên báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2017, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp dịch vụ” sẽ tăng lên 3,4 tỷ đồng và lỗ trước thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tăng lên một khoản tiền tương ứng.” Kiểm toán Deloitte cho biết.

Ngoài ra, với khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 4,9 tỷ đồng tại các đội xây dựng và xí nghiệp tư vấn, Công ty chưa đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện được cho các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang này nên chưa trích lập khoản tồn kho tương ứng. Deloitte cho rằng, hãng không thể thu thập được bằng chứng đầy đủ thích hợp liên quan đến giá trị thuần có thể thực hiện được cho chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang nêu trên cũng như không thể thực hiện được các thủ tục thay thế để đánh giá về giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần phải trích lập. Do đó, Deloitte không thể xác định cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này hay không.

Một vấn đề khác liên quan đến khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí – 3C đang được phản ánh trên bảng cân đối kế toán với giá trị ghi sổ và giá trị dự phòng cho khoản đầu tư này lần lượt là 5,4 tỷ đồng và 5,4 tỷ đồng. Deloitte không thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan đến giá trị hợp lý đối với khoản đầu tư cũng như không thể thực hiện được các thủ tục thay thế để đánh giá về giá trị dự phòng cần phải trích lập. Do đó, Deloitte đã từ chối đưa ra kết luận về số liệu này.

Về khoản nợ đối với Ngân hàng Oceanbank Cà Mau, Deloitte cho rằng PVC Mekong chưa ghi nhận chi phí lãi vay, phạt chậm trả cho Oceanbank Cà Mau với số tiền 41,8 tỷ đồng. hãng đã từ chối kết luận về việc có phải điều chỉnh số liệu trên do không thu thập được đầy đủ bằng chứng.

Trong khi đó, tháng 5/2017, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã công bố bản án về việc tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa PVC Mekong và Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank). Theo bản án, PVC Mekong buộc phải thanh toán số nợ quá hạn từ ngày 04/06/2015 đến nay cho Oceanbank với số tiền gốc hơn 119.5 tỷ đồng; Buộc PVC Mekong thanh toán số tiền lãi trong hạn, quá hạn chưa thanh toán từ ngày 04/06/2014 đến 25/05/2017 với số tiền 50,14 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị PXC phải thanh toán cho Oceanbank là gần 169,7 tỷ đồng. Oceanbank có quyền dùng tài sản thế chấp để xử lý theo quy định trong trường hợp PXC không thanh toán số nợ gốc và lãi theo bản án.

Được biết, PVC Mekong được thành lập từ năm 2017 với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau và góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ba cổ đông lớn góp vốn vào Công ty là Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (53,4%); Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (35,6%) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (6,5%).

 

Nguồn: Trithuctre

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi