Vương quốc Anh có nguy cơ bị khủng hoảng hiến pháp nếu bà May thúc đẩy Brexit mà không có sự đồng ý của Scotland

Theresa May đề nghị EU thêm hai năm để chuyển đổi Brexit
Paris và Amsterdam hưởng lợi từ Brexit
Công dân EU còn “cách rất xa” với quyền của họ sau Brexit

Bộ trưởng Brexit của Scotland, Michael Russell

 

Vương quốc Anh có nguy cơ bị khủng hoảng hiến pháp nếu bà May thúc đẩy Brexit mà không có sự đồng ý của Scotland

 

Anh có nguy cơ khủng hoảng hiến pháp toàn diện nếu Westminster tiếp tục gửi dự luật Brexit đến quốc hội mà không có sự đồng ý của Scotland.

Theo Công ước Sewel, chính phủ Anh trước tiên phải nhận được sự đồng thuận của quốc hội Scotland trước những hành động ảnh hưởng đến chính quyền Scotland. Công ước này đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ nhưng không có ràng buộc và chính phủ của bà May về mặt kỹ thuật hoàn toàn có thể gạt sự phủ quyết sang một bên.

Tuy nhiên, Michael Russell, Đại sứ Scotland tại Châu Âu cho rằng nếu làm như vậy sẽ gây nên một “cuộc khủng hoảng hiến pháp” và “cho thấy Theresa May không tuân thủ hiến pháp”.

Ông kêu gọi Theresa May loại bỏ các phần chủ chốt trong Dự luật rút khỏi EU, những phần quốc hội Scotland phản đối, và cảnh báo rằng các hành động của Thủ tướng cho đến nay đã tạo ra một “sự thiếu tin tưởng rất lớn” giữa hai chính quyền.

Chính phủ Anh và Scotland đồng ý rằng 24 quyền lực của EU sẽ trở về với Anh sau Brexit – trong các lĩnh vực chính như trợ cấp nông nghiệp, hạn ngạch thủy sản và viện trợ nhà nước cho ngành công nghiệp – nên hoạt động thống nhất trên toàn bộ Vương quốc Anh.

Vương quốc Anh cho biết sẽ tham vấn chính phủ Scotland về bất cứ chính sách thay đổi nào sau Brexit, nhưng Thủ hiến Nicola Sturgeon cho rằng việc tham vấn là chưa đủ, và nói Holyrood nên có quyền ngăn chặn những thay đổi mà phía này không đồng ý. Thủ tướng Anh đã bác bỏ yêu cầu này.

Russell nói Downing Street lo ngại chính phủ Scotland sẽ sử dụng quyền hạn để ngăn chặn các giao dịch thương mại sau Brexit là “lố bịch” vì bản thân Westminster nắm quyền lập pháp cuối cùng.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc Scotland hy vọng mọi quyết định phản đối của Scotland với dự luật Brexit sẽ thúc đẩy cho cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai của Scotland. Một cuộc thăm dò được tiến hành vào tháng 3 cho thấy 41% người dân Scotland muốn có một cuộc trưng cầu ý kiến ​​khác trong vài năm tới.

 

Nguồn: Business Insider

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi