WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam mức 6,3% năm 2017

[TTCK tuần 25/09 – 01/10] Chứng khoán Việt nóng với STB, GMD và cổ phiếu dầu khí, TTCK thế giới đi qua trong yên bình
Dính bê bối, Nissan tuyên bố dừng sản xuất ô tô tại Nhật
Sự bùng nổ của công nghệ blockchain

Nhận định của WB được đưa ra tại họp báo công bố báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương tổ chức ngày 4/10.

“Triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực. GDP năm nay ước tính sẽ tăng khoảng 6,3%, có cải thiện so với năm ngoái nhờ cầu bên ngoài hồi phục”. 

Đây là nhận định của Ngân hàng Thế giới đưa ra tại họp báo công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương tổ chức ngày 4/10, tại Bangkok, Thái Lan, và kết nối trực tuyến với các quốc gia trong khu vực.

Ngân hàng Thế giới dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ tăng khoảng 6,3% nhờ cầu bên ngoài hồi phục. Áp lực lạm phát dự kiến ở mức vừa phải do đã có sự phối hợp điều chỉnh giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước quản lý.

Ông Sebstian Ekardt, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Tài khoản thanh toán vãng lai vẫn thặng dư nhưng sẽ giảm do nhập khẩu tăng nhanh trở lại. Trong trung hạn, tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định quanh mức 6,4% trong giai đoạn 2018-2019 đi kèm với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

Ông Sebastian Ekardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam vẫn cần áp dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô cẩn trọng để có thể chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài.

Vì thế, nếu Việt Nam muốn duy trì đà tăng trưởng, cần phải củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, tái tạo khoảng đệm chính sách và coi đây là ưu tiên hàng đầu. Giảm thâm hụt tài khóa sẽ giúp kiềm chế rủi ro về bền vững tài khóa và tạo khoảng đệm tài khóa nhằm đối phó với các cú sốc có thể xảy ra trong tương lai.

“Thách thức về lâu dài đối với Việt Nam là làm sao duy trì được tăng trưởng với tốc độ cao, đi đôi với giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, vận hành tốt thị trường yếu tố sản xuất sẽ giúp xóa bỏ các rào cản chủ yếu trong quá trình cải thiện tăng năng suất lao động”, ông Sebastian Ekardt cho biết.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới còn nhận định, các nền kinh tế phát triển trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương tăng trưởng mạnh, giá hàng hóa nguyên vật liệu hồi phục nhẹ và thương mại toàn cầu hồi phục chính là những yếu tố tích cực từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển trong khu vực đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm nay.

Tại các nước khác, kể cả các nền kinh tế lớn, dự kiến tăng trưởng sẽ mạnh hơn, từ mức 4,9% năm 2016 lên 5,1% trong năm nay và 5,2% vào năm 2018.

Tuy nhiên, chính sách kinh tế tại một số nước phát triển vẫn chứa đựng bất ổn, căng thẳng chính trị trong khu vực tiếp tục leo thang. Chính sách tiền tệ tại Hoa Kỳ và Eurozone có thể bị thắt chặt nhanh hơn dự kiến. Tại nhiều nước trong khu vực, nợ trong khu vực tư nhân hiện ở mức cao, trong khi đó thâm hụt tài khóa cũng ở mức cao hoặc đang tăng.

Ông Sudhir Shetty, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho biết, các nước trong khu vực cần tập trung ưu tiên giảm thiểu rủi ro, nâng cao ổn định ngành ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh, thông qua việc hội nhập khu vực sâu hơn nữa.

“Các nước trong khu vực nên từ bỏ các biện pháp tăng trưởng ngắn hạn, cần quan tâm giải quyết các rủi ro tài chính và tài khóa, tăng cường giám sát và quản lý cẩn trọng tại các nước có tỉ lệ cao về tăng trưởng tín dụng và nợ tư nhân. Đặc biệt cần đổi mới chính sách và công tác quản lý thuế nhằm tăng nguồn thu”, ông Sudhir Shetty lưu ý

 

Nguồn: Vov.vn

COMMENTS

Các kênh liên lạc khác
Xin chào! Hãy liên lạc với chúng tôi ngay tại đây
Gọi cho chúng tôi